Các bệnh ở khoang miệng
Nước dãi chảy ra khi ngủ có vị mặn, dính trên gối có màu vàng nhạt, có thể là do khoang miệng không được vệ sinh tốt. Hoặc khi xuất hiện các bệnh răng miệng thường gặp như mô chu nha và niêm mạc khoang miệng bị viêm nhiễm, sẽ kích thích tuyến nước bọt tiết dịch, cần phải dùng thuốc để chữa viêm cục bộ.
Ngoài ra, một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như cắn móng tay, lè lưỡi, cắn bút… hay một vài nhân tố di truyền cũng có thể dẫn tới chảy nước miếng khi ngủ.
Khi bị viêm ở vị trí nào đó trong miệng sẽ kích thích sản xuất nước bọt, gây đau, dẫn đến chảy nước dãi. Trong những trường hợp bình thường, sau khi điều trị loại bỏ viêm, hiện tượng chảy nước dãi này tự nhiên sẽ biến mất.
Xoang mũi bị tắc
Bạn có thể bị chảy nước dãi nhiều hơn nếu thường bị cảm lạnh, nhiễm khuẩn hay bị viêm xoang, nghẹt mũi. Khi mũi bị nghẹt, bạn sẽ thở bằng miệng dẫn đến chảy nước dãi khi ngủ.
Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn được gọi là trào ngược axit dạ dày, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Nếu bệnh xảy ra liên tục thì sẽ vô tình gây nên vài tổn thương như viêm loét ở thực quản. Các bệnh nhân cho biết họ thường cảm thấy khó nuốt và cảm giác như có cục u gì đó chặn lại tại cổ họng.
Theo các chuyên gia giải thích, nước bọt tích tụ quá nhiều trong miệng khi ngủ sẽ làm cơ thể tự nuốt xuống trong vô thức. Nhưng đúng khoảnh khắc đó thì nước bọt bị cục u kia chặn lại, không xuôi xuống cổ họng được nên phải chảy bớt ra bên ngoài.
Sử dụng bộ não quá mức
Sau khi con người sử dụng não quá mức, cơ thể mệt mỏi quá độ và dùng một số loại thuốc, có thể gây ra rối loạn chức năng thần kinh trong cơ thể.
Khi ngủ, có thể xuất hiện kích thích bất thường của các dây thần kinh giao cảm, khiến não phát ra tín hiệu sai lệch, từ đó dẫn đến chảy nước dãi khi ngủ.
Trong trường hợp này, kiến nghị bạn hãy nghỉ ngơi nhiều hơn và điều chỉnh tâm trạng để cơ thể của bạn để tránh các bệnh do giảm khả năng miễn dịch.
Chứng ngưng thở khi ngủ
Rối loạn ngưng thở khi ngủ có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn, khiến bạn thức giấc vào buổi đêm, gây mệt mỏi vào buổi sáng, và cảm thấy mệt mỏi buồn ngủ vào ban ngày. Ngưng thở được định nghĩa là không có luồng hơi thở trong ít nhất 10 giây.
Chảy dãi khi ngủ và ngáy là 2 dấu hiệu chính của ngưng thở khi ngủ. Nếu bạn lo lắng rằng mình có thể mắc phải hiện tượng này, hãy đi khám bác sĩ. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ và các vấn đề về hô hấp nói chung.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc khiến bạn bị chảy nước bọt nhiều hơn như thuốc chống loạn thần (đặc biệt là clozapine), thuốc điều trị bệnh Alzheimer và các thuốc kháng sinh khác.
Đột quỵ
Đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ trong đêm mà bạn không hề biết trước. Nếu bạn đột nhiên chảy nước dãi sau khi ngủ, cười sau khi thức dậy vào buổi sáng và phát hiện thấy miệng bị lệch, hoặc có đau đầu, có nghĩa là khả năng bị đột quỵ là tương đối lớn.
Trong trường hợp này mọi người không được coi thường, nên đến bệnh viện ngay lập tức để tiến hành các kiểm tra liên quan giúp ngăn ngừa các vấn đề trước khi đột quỵ xảy ra.
Viêm dây thần kinh mặt và xơ vữa động mạch
Khi vùng mặt bị tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh, gió thổi mạnh hoặc cảm cúm, có thể sẽ xuất hiện hiện tượng chảy nước dãi khi ngủ. Trong trường hợp này, thậm chí bệnh nhân còn có hiện tượng giật ở mắt, mắt bị kéo lại nhắm 1 nửa, lệch miệng và các triệu chứng khác. Đây không còn là hiện tượng bình thường nữa mà có dấu hiệu của thần kinh cơ mặt, hãy điều trị sớm.
Xơ vữa động mạch có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ ở não và các vùng cơ bắp, thiếu oxy, dẫn đến giãn cơ mặt, cùng với khả năng nuốt của người cao tuổi bị suy yếu, dẫn đến chảy dãi khi ngủ. Nếu người cao tuổi bị chảy nước dãi ngủ, mặc dù không lệch miệng, không bị thần kinh làm mắt nhắm lỏng lẻo và các triệu chứng khác, thì vẫn nên đến bệnh viện để khám càng sớm càng tốt.
Rối loạn nuốt
Chảy nước dãi khi ngủ cũng có thể là dấu hiệu của chứng khó nuốt (có tên là dysphagia). Mặt khác, có những khi bạn không thể nuốt được nước bọt do bệnh Parkinson, khối u ở họng hay thực quản... dẫn đến nước bọt tích tụ ở miệng quá nhiều dẫn đến chảy nước dãi khi ngủ.
Tỳ vị mất cân bằng
Theo Đông y chảy nước dãi khi ngủ ở người lớn là biểu hiện của tỳ vị mất cân bằng, chức năng hoạt động của tỳ vị kém, ẩm ướt dẫn tới chảy nước miếng có thể kèm theo các cảm giác khác như đắng miệng khi ngủ dậy, ăn khó tiêu…vv. Cách khắc phục rất đơn giản chỉ cần bổ sung một số loại thực phẩm điều hòa tỳ vị.
Ánh Dương
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: