Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Ai ngờ Việt Nam có những món ăn có tên gọi “dị” như thế này: đọc đã khó, để nhớ còn khó hơn

Dù khó đọc, khó nhớ nhưng nghe một lần là sẽ bị ấn tượng ngay với những món ăn có tên độc đáo này.

Do đặc trưng về địa lý và văn hoá vùng miền, nền ẩm thực Việt Nam từ bắc vào nam có sự khác biệt rõ rệt, từ hương vị cho đến cách ăn uống, gọi tên từng món ăn. Chắc hẳn nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nghe đến những có tên cực độc lạ sau đây trong kho tàng ẩm thực Việt. Đọc tên đã khó, để nhớ còn khó hơn!

Pa pỉnh tộp

Đây là món đặc sản của người dân tộc Thái sống ở khu vực Tây Bắc. Một số loại suối hoặc cá sông sau khi tẩm ướp gia vị, mắc khén, gừng, xả, ớt, rau mùi, hành… sẽ được gập đôi lại, kẹp chặt bằng một khúc tre rồi nướng trên than củi.

Để thưởng thức hoàn hảo pa pỉnh tộp, người Thái còn ăn kèm với xôi nếp chấm chẩm chéo, nhâm nhi chút rượu ngô thơm nồng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này ở vùng núi cao Tây Bắc.

Nậm pịa

Thêm một món ăn đặc sản của dân tộc Thái có cái tên độc “dị”. Món này phổ biến tại vùng Mai Châu, Hoà Bình, với cách nấu gần giống phá lấu. Nguyên liệu chính của nậm pịa là… phân non và nội tạng động vật được ninh nhừ với xương đến khi mềm và ngọt. Gia vị nấu kèm đơn giản chỉ với ớt, tỏi, mắc khén.

Bún suông

Bún suông (hay còn gọi là bún đuông) có xuất xứ từ Trà Vinh. Cái tên nghe lạ tai của món bún này là vì một nguyên liệu chính có trong bát: đó là phần thịt tôm được nặn thành miếng chả thuôn dài hình con đuông, còn gọi là đuông dừa (một loại sâu trong ngọn dừa). Món bún này khá dễ ăn với phần nước lèo đặc trưng của Trà Vinh.

Cháo ấu tẩu

Nghe giống một loại ấu trùng nhưng ấu tẩu lại là một loại thực vật mọc trên các dãy đá khu vực vùng cao miền bắc. Ấu tẩu sẽ được chế biến thật kỹ và cẩn thận vì chúng mang chất độc “ch*t người”, nếu xử lý khéo thì sẽ có thể trở thành món cháo bổ dưỡng. Cháo ấu tẩu thường được bán vào buổi tối, ăn khi trời lạnh là ngon nhất.

Cơm âm phủ

Trong menu của các quán ăn, biến quán vỉa hè ở Huế thường xuyên có món cơm âm phủ. Cái tên huyền bí, hơi “rùng rợn” đó lại là một đĩa cơm hấp dẫn và đẹp mắt với các nguyên liệu như thịt nướng, tôm rang, trứng chiên, nem chua, chả giò… Các món được cắt sợi, xếp xung quanh bát cơm trắng úp ngược. Ăn kèm với cơm âm phủ là một bát nước mắm ngon pha chanh, đường, tỏi đơn gian.

Nguồn: Tổng hợp.

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/ai-ngo-viet-nam-co-nhung-mon-an-co-ten-goi-di-nhu-the-nay-doc-da-kho-de-nho-con-kho-hon-20200320113939471.chn)

Tin cùng nội dung

  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY