Bài thuốc dân gian hôm nay

Ai sẽ được tiêm đầu tiên khi có vắc-xin Covid-19?

Đó là câu hỏi mà nhiều người đã đặt ra dù các nước hiện vẫn đang trong quá trình chạy đua để cho ra đời một vắc-xin ngăn ngừa đại dịch toàn cầu.

Một điều chắc chắn là ban đầu sẽ không thể có đủ vắc-xin cho tất cả mọi người. Và nếu phải phân phối thì những ai trong 7,8 tỷ người trên thế giới sẽ nhận được trước?

Ai sẽ được tiêm đầu tiên khi có vắc-xin Covid-19?
Ảnh: Peter Hamlin / Philadelphia Inquirer

Báo Philadelphia Inquirer (Mỹ) dẫn lời các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và các nhà nghiên cứu đạo đức sinh học thừa nhận, quyết định vô cùng phức tạp này phải tính đến, không chỉ những người có nguy cơ nhiễm virus cao nhất và những đối tượng có nguy cơ truyền bệnh nhiều nhất, mà cả những ai đóng vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì sức khỏe y tế và tài chính của một quốc gia cũng như sự an toàn của quốc gia đó. 

"Sẽ vô cùng, vô cùng khó", Philadelphia Inquirer dẫn lời Harald Schmidt, một nhà nghiên cứu đạo đức sinh học, nói về tiến trình ưu tiên phân phối vắc-xin. Khả năng sẽ có không chỉ một vắc-xin, và mỗi loại có thể lại hiệu quả hơn ở một nhóm nhất định, chẳng hạn như người cao tuổi.

"Chúng ta không chỉ phải đưa ra quyết định một lần mà còn nhiều lần cho nhiều vắc-xin", ông Schmidt thừa nhận. "Các vắc-xin sẽ không thể có sẵn cùng lúc".

Trong bối cảnh Covid-19 lây lan không ngừng trên khắp thế giới và tái bùng phát ở những quốc gia từng được ca ngợi đã ngăn chặn dịch bệnh thành công, quá trình phát triển vắc-xin càng được đẩy nhanh. Hàng chục ứng viên đang cho kết quả đầy hứa hẹn. Các chuyên gia nhận định viễn cảnh tốt nhất là sẽ có vắc-xin trị bệnh vào quý 1 năm 2021.

Theo hãng thông tấn AP, giới chức y tế Mỹ đang hy vọng vào cuối tháng 9 sẽ soạn ra được hướng dẫn về cách thức phân phối những liều vắc-xin đầu tiên.

"Không phải ai cũng thích câu trả lời. Sẽ có nhiều người cảm thấy mình phải đứng đầu danh sách", AP dẫn lời tiến sĩ Francis Collins, Giám đốc Viện Y tế quốc gia, trao đổi với một trong những nhóm cố vấn mà Chính phủ Mỹ đang nhờ giúp đưa ra quyết định.

Theo truyền thống, những người đầu tiên nhận được vắc-xin là nhân viên y tế và những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Tuy nhiên, tiến sĩ Collins lại nghĩ khác khi cho rằng cần cân nhắc về địa lý và ưu tiên cho những người ở nơi bị dịch bệnh tấn công nặng nhất. Ông cũng đề cập những tình nguyện viên tham gia tiến trình thử nghiệm vắc-xin.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.


Thanh Hảo

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/binh-luan-quoc-te/ai-se-duoc-tiem-dau-tien-khi-co-vac-xin-covid-19-663374.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu thay được vaccine Quinvaxem, Chính phủ và Bộ Y tế đã thay rồi. Bộ Y tế sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến để giải thích cho người dân hiểu sau các sự cố Tu vong liên quan đến vaccine.
  • Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, BV Nhi Trung ương và Sở Y tế Hải Dươngđã họp và đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc cũng như quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine. Hội đồng kết luận trẻ Tu vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.
  • Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy Thu*c này giảm phân nửa rủi ro mắc bệnh ở trẻ em châu Phi từ 5 đến 7 tháng tuổi.
  • Khi bị chó, mèo cắn, nhiều người lo lắng không dám đi tiêm ngừa vì “nghe nói” tiêm Thu*c này vào bị “suy dinh dưỡng”.
  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY