Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Ăn bí đao sai cách có gây hại cho sức khỏe?

Bí đao là một loại quả phổ biến, được dùng để xào, nấu chế biến thành rất nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn... là loại quả dùng như rau tươi và làm mứt rất thông dụng. bí đao không chỉ là thực phẩm bổ dưỡngmà còn có nhiều công dụng trong chữa bệnh và làm đẹp. theo y học cổ truyền, bí đao thường được dùng để chữa các chứng bệnh lý hô hấp, bệnh đái đường, phù do bệnh thận, bệnh gan, phù khi mang thai...

Ảnh minh họa

Bí đao có vị ngọt tính hàn, chứa hàm lượng nước lớn nên công dụng được biết đến nhiều nhất là thanh nhiệt giải độc, làm mát ruột, lợi tiểu và hết khát. nếu cơ thể bị nhiệt nóng (nổi mụn, vàng da) nên bổ sung thường xuyên bí đao vào thực đơn hàng ngày.

Bên cạnh đó, bí đao còn có tác dụng làm tiêu nước dư trong cơ thể, giảm béo, giữ eo thon cho phụ nữ.

Mặc dù bí đao có nhiều tính năng và công dụng đối với sức khỏe nhưng cần phải biết cách sử dụng và ăn đúng cách nếu không sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Ăn bí đao sống

Với mong muốn giảm cân, nhiều chị em truyền tai nhau ép nước bí đao để uống. tuy nhiên, đây là một sailầm cần sớm bị loại bỏ. bởi lẽ bí đao sống có tính xà phòng rất cao, ngày xưa ở các làng dệt vải người ta thường lợi dụng tính chất này của bí đao để tẩy trắng vải thay cho Thu*c tẩy.

Ảnh minh họa

Vì thế, nếu bạn ăn sống bí đao hoặc uống nước bí đao sống được xay như sinh tố để mong làm đẹp thì không nên vì tính chất xà phòng trong bí đao sống sẽ gây bệnh cho hệ thống tiêu hóa của bạn.

Đối với những người muốn giảm cân, nên sử dụng bí đao luộc, xào…như một món chính trong bữa cơm hàng ngày. sau khi đã quen hãy bắt đầu ăn bí đao thay cơm hoàn toàn để việc giảm cân được hiệu quả.

Bí đao khi được nấu với rượu làm cao bí đao hoặc được đun chín kỹ thì tính xà phòng gần như mất hết nên thường xuyên ăn bí đao nấu kỹ hay uống nước bí đao luộc. nếu tuân thủ được nguyên tắc trên sẽ đảm bảo tốt cho sức khỏe gia đình bạn.

Ai không nên ăn bí đao?

Không phải người nào ăn bí xanh cũng tốt. Có một số trường hợp nếu ăn bí xanh sẽ gây bất lợi cho sức khỏe. Vì vậy, nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không nên ăn loại quả này.

Ảnh minh họa

+ Những người bị huyết áp thấp thì không nên giảm cân bằng bí đao. Bởi thành phần của bí đaorất ít calo nên sẽ làm hạ huyết áp nhanh, dễ gây ra đột quỵ. Với những đối tượng này chỉ nên coi bí đaonhư một loại rau, một loại thức uống phụ sau mỗi bữa cơm.

+ bí đao có vịngọt tính mát, không dùng cho những người tì vị hư hàn, hay lạnh bụng tiêu chảy. người cảm lạnh ho đờm loãng nếu dùng cho thêm gia vị cay ấm như gừng hành tiêu.

+ Không dùng cho người mắc chứng tâm dương hư gặp lạnh hay hồi hộp (tâm quý). Người bị dị ứng mẩn ngứa khi gặp gió lạnh (biểu hàn) cũng không nên dùng.

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/tac-dung-phu-gay-hai-cho-suc-khoe-khi-an-bi-dao-sai-cach-56958.html

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/an-bi-dao-sai-cach-co-gay-hai-cho-suc-khoe/20210812084218630)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó. Rau sam chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố nhóm betacyanidin...
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Hạt, vỏ, hoa, lá bí đao đều có công dụng chữa nhiều bệnh. Sau đây là một số cách dùng bí đao chữa bệnh.Quả bí đao là loại thức ăn rất được ưa chuộng vì nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có mặt trong nhiều món ăn.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY