Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Ăn chôm chôm thế nào cho an toàn bổ dưỡng, không hại sức khỏe

Các nghiên cứu đã tiết lộ, việc kết hợp chôm chôm trong chế độ ăn có thể giúp tinh trùng khỏe mạnh, cải thiện cơ hội có con của nam giới.

Các nghiên cứu đã tiết lộ, việc kết hợp chôm chôm trong chế độ ăn có thể giúp tinh trùng khỏe mạnh, cải thiện cơ hội có con của nam giới.

Ăn chôm chôm thế nào cho an toàn bổ dưỡng, không hại sức khỏe - Ảnh 1

Chôm chôm là loại quả nhiều chất dinh dưỡng.

Là loại trái cây có vị ngọt mát, được nhiều người yêu thích, chôm chôm rất giàu chất dinh dưỡng, chứa hàng loạt vitamin và khoáng chất thiết yếu như photpho, canxi, sắt, đồng, kali, magiê, mangan, vitamin B3, A, C, vitamin B9…

Lượng vitamin C dồi dào của chôm chôm không chỉ làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại các gốc tự do có hại mà còn cải thiện và duy trì chất lượng và sức khỏe của tinh trùng. Các nghiên cứu đã tiết lộ việc kết hợp trái cây này trong chế độ ăn có thể giúp cải thiện cơ hội có con của nam giới.

Ăn chôm chôm thế nào cho an toàn bổ dưỡng, không hại sức khỏe - Ảnh 2

Chôm chôm tốt cho khả năng sinh sản của đàn ông.

Đông y cũng coi chôm chôm như một loại thảo dược trị bệnh. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y, từ vỏ đến hạt của chôm chôm đều được tận dụng để chữa bệnh:

Quả chôm chôm (chưa chín) dùng để chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Lá chôm chôm được sử dụng để giảm đau đầu hoặc đun làm nước gội đầu sẽ giúp tóc óng mượt hơn. Vỏ chôm chôm đem sắc lên để uống chữa tưa lưỡi, hạ sốt. Hạt chôm chôm có thể dùng để điều trị sạm da.

Tuy nhiên, chôm chôm nếu ăn quá nhiều cũng có nhiều tác dụng phụ với một số người bị bệnh đặc thù.

1. Người đầy bụng, khó tiêu

Chôm chôm là loại quả gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, người luôn bị đầy bụng, khó tiêu mà ăn loại quả này sẽ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng, khó chữa hơn.

2. Người nóng trong, hay "bốc hỏa"

Ăn chôm chôm thế nào cho an toàn bổ dưỡng, không hại sức khỏe - Ảnh 3

Ăn nhiều chôm chôm dễ bị mụn nhọt.

Vì lượng đường trong chôm chôm nhiều nên khi ăn vào sẽ gây nóng trong người, nó không phù hợp với những người có cơ thể lúc nào cũng phừng phừng và có cảm giác hay "bốc hỏa" (đặc biệt đối với phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh) vì sẽ làm cho cơ thể thêm bức bối, khó chịu, sinh bệnh.

Loại quả này chứa nhiều đường nên sẽ gây nhiệt cho cơ thể, kích thích nổi mụn nhọt, rôm sảy.

3. Người bị tiểu đường

Chôm chôm lại là loại quả có vị ngọt cao, nhiều đường, vô cùng nguy hiểm nếu người tiểu đường ăn nhiều loại quả này.

4. Người béo phì

Muốn giảm cân thì chúng ta phải tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều đường, trong khi ấy chôm chôm lại là loại quả có độ ngọt cao. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến bạn khó có thể giảm cân hiệu quả.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 400 - 500g chôm chôm và cần hạn chế ăn nhiều chôm chôm vào ngày nắng nóng.

Ăn chôm chôm thế nào cho an toàn bổ dưỡng, không hại sức khỏe - Ảnh 4

Quả chôm chôm sẽ giúp làm giảm buồn nôn và chóng mặt vào buổi sáng cho phụ nữ mang thai nhưng không nên quả quá chín và quá nhiều.

Bà bầu cũng nên cẩn trọng khi ăn chôm chôm vì đây là loại quả nóng, tránh ăn những quả chôm chôm quá chín vì có chứa nồng độ cồn cao, sẽ không an toàn cho mẹ và bé.

Minh Khôi (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/an-chom-chom-the-nao-cho-an-toan-bo-duong-khong-hai-suc-khoe-a328500.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY