Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Ăn cua rất tốt nhưng đây là những điều cần chú ý khi ăn, nhiều người sai mà không biết

Cua là nguồn cung cấp chất đạm cho bữa ăn hàng ngày. Để cua “phát huy” hết tác dụng đối với sức khỏe cơ thể, khi ăn, chúng ta cần lưu ý một số điều sau.

Theo đông y, cua có thể làm giãn cơ, bổ khí, điều hoà dạ dày hỗ trợ tiêu hoá, thông kinh lạc. ngoài ra, ăn cua còn giúp giải nhiệt, đánh tan huyết ứ. arginine chứa trong protein từ thịt cua có tác dụng tích cực trong việc chữa lành vết thương. ăn thịt cua một cách điều độ có thể giúp thúc đẩy sự cân bằng năng lượng trong cơ thể. tuy nhiên bạn cũng cần chú ý một số điều khi ăn cua.

1. Những sai lầm khi ăn cua

Không nên ăn sống

Đa số mọi người lúc chế biến cua, đều lựa chọn cách luộc, hấp cua để ăn. tuy nhiên, có một số người lại thích ăn cua sống hay làm gỏi cua sống. đối với cách ăn sống này, không chỉ không ngon mà còn gây bất lợi cho sức khỏe cơ thể.

Cua sống sẽ mang vi khuẩn, khi ăn vào, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể người, nhẹ thì xuất hiện các triệu chứng về đường ruột. Nặng thì trong thịt cua đồng sống có chứa nang trùng hút máu phổi, nếu không qua khử trùng ở nhiệt độ cao thì sẽ rất dễ mắc bệnh “trùng phổi”. Do đó, cần phải rửa sạch cua trước khi nấu và nấu chín cua trước khi ăn.

Không ăn cua ch*t

Trong và ngoài cua có chứa rất nhiều vi khuẩn. Cua sống thì chúng có thể đào thải chất độc ra khỏi cơ thể thông qua quá trình trao đổi chất. Một khi cua đã ch*t, vi khuẩn sẽ sinh sôi, phát triển và phân huỷ trong cơ thể cua, độc tố sẽ sinh ra. Người ăn phải sẽ bị ngộ độc thực phẩm.

Ảnh minh họa.

Không ăn khi đang uống trà

Không nên uống trà trong vòng 1 giờ sau khi ăn cua. Vì nước trà vào dạ dày sẽ đặc lại cùng với một số thành phần có trong cua. Vì thế sẽ không có lợi cho tiêu hoá sau bữa ăn, gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa…

Không ăn cua khi đang bị bệnh

Cua tuy ngon nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Vì cua có tính lạnh, có chứa nhiều đạm và cholesterol nên những người bị tiêu chảy, đau dạ dày, viêm dạ dày, cảm lạnh, huyết áp cao, mỡ máu cao nên hạn chế hoặc không ăn.

Ngoài ra, những người có cơ địa dị ứng hay có những phản ứng khác khi ăn cua thì cũng cần chú ý hơn khi ăn cua.

2. Một số điều kiêng kỵ đối với hải sản

Hải sản không nấu chín có chứa nhiều vi khuẩn: Vi khuẩn trong hải sản chủ yếu là phẩy khuẩn, tương đối nóng, chỉ nhiệt độ trên 80 độ C mới diệt hết được. Ngoài vi khuẩn do nước đem lại, trong hải sản còn tồn tại nhiều trứng ký sinh trùng và mầm bệnh ô nhiễm do quá trình gia công chế biến. Thông thường, cần đun trong nước sôi 6-8 phút mới có thể tiêu diệt triệt để vi khuẩn. Hơn nữa, khi ăn các loại cua hấp, hải sản ướp xì dầu đặc biệt nên đảm bảo vệ sinh và hải sản phải tươi sống.

Độc tố vi khuẩn của hải sản vỏ cứng đương đối nhiều: các loại hải sản vỏ cứng chứa tương đối nhiều khuẩn, phân giải protein cũng nhanh, một khi ch*t đi sẽ sản sinh ra nhiều độc tố, đồng thời axit béo không no cũng dễ oxy hóa. những loại hải sản vỏ cứng không tươi còn có thể sinh ra nhiều gốc axit, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. các loại hải sản tươi sống không nên dự trữ trong tủ lạnh quá lâu, có một số hải sản thường có những phản ứng mẫn cảm không phải do chính hải sản mà do quá trình chế biến nấu nướng, sự phân giải protein trong hải sản gây ra.

Không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn hải sản: nhiều người rất thích ăn hoa quả tráng miệng sau bữa cơm, nhưng nếu vừa ăn hải sản xong thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyên tốt nhất đừng ăn hoa quả vội. những chất dinh dưỡng phong phú như đạm, canxi chứa trong tôm, cá sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu kết hợp với các loại quả như hồng, nho, lựu, sơn trà, thanh quả. thêm vào đó, thành phần hóa học của các loại hoa quả này lại dễ dàng kết hợp với canxi có trong hải sản hình thành nên một chất khó tiêu hóa. chất này sẽ kích thích hệ tiêu hóa dẫn đến trình trạng đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa… tốt nhất nên ăn hoa quả sau khi ăn hải sản 2 tiếng.

Ăn hải sản không nên uống bia: Nếu uống bia với lượng lớn với các loại hải sản nguy cơ gây nên bệnh gout cao. Hơn nữa, phần lớn các loại hải sản như tôm, cua, nghêu, so, ốc… đều tạo thành một chất kết tủa, trong khi đó bia sẽ cản trở và loại chúng ra khỏi cơ thể. Còn vitamin C thì càng nên tránh dùng cùng tôm. Khoa học đã chứng minh rằng, các loại động vật giáp xác như tôm khi ăn kết hợp với một lượng lớn vitamin C có thể dẫn đến Tu vong vì nó chuyển hóa thành một loại chất độc hại với cơ thể người. Lưu ý, lúc chế biến hải sản nên thêm vào một chút rượu trắng và dấm gạo, giúp sát khuẩn và tiêu độc.

Uống trà ngay sau khi ăn hải sản dễ kết sỏi: Trong lá trà chứa nhiều axit taninic dễ kết hợp với canxi trong hải sản và hình thành canxi khó hòa tan. Vì thế, cùng lúc ăn hải sản không nên uống trà ngay, tốt nhất nên uống trà sau khi ăn hải sản 2 tiếng.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/an-cua-rat-tot-nhung-day-la-nhung-dieu-can-chu-y-khi-an-nhieu-nguoi-sai-ma-khong-biet-d302610.html

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/an-cua-rat-tot-nhung-day-la-nhung-dieu-can-chu-y-khi-an-nhieu-nguoi-sai-ma-khong-biet/20210125022954193)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Thói quen uống rượu bia, hút Thu*c lá, thừa cân ở nam giới...không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả vấn đề sinh sản
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY