Dinh dưỡng hôm nay

Ăn hải sản đúng cách như thế nào

Chồng tôi rất thích hải sản nhưng ăn vào thường bị đầy bụng, khó tiêu, khó chịu, xin hỏi bác sĩ là do cơ địa hay ăn chưa đúng cách? (Thu, 45 tuổi, Hà Nội)

Anh ấy không có bệnh nền, khỏe mạnh và ít khi tụ tập ăn ở ngoài. Các món ăn tại nhà đều do tôi chuẩn bị, chế biến sạch sẽ. Tình trạng khó tiêu, đầy bụng chỉ xuất hiện khi ăn hải sản. Xin bác sĩ tư vấn thêm!

Trả lời:

Hải sản chứa hàm lượng protein rất cao, ăn quá nhiều khiến tiêu hóa không kịp, gây chướng bụng, khó tiêu... đa số hải sản đều có chứa vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh do sống trong môi trường nước nên cần chế biến sạch sẽ khi ăn để tránh ngộ độc, tiêu chảy...

Bạn cần lưu ý một số vấn đề khi ăn hải sản để tránh ảnh hưởng sức khỏe, như sau:

Không nên ăn hải sản chung với trái cây, do hàm lượng tanin trong trái cây làm giảm sự hấp thu của protein và canxi, dẫn đến đau bụng, buồn nôn, khó chịu. bạn nên ăn hải sản và trái cây cách nhau khoảng hai giờ. cũng không nên vừa ăn hải sản vừa uống bia. tôm, cua, ghẹ và các loại hải sản khác khi gặp bia sẽ làm tăng hàm lượng acid uric khiến bạn dễ bị các bệnh như sỏi thận, gout...

Không ăn hải sản kèm những thực phẩm có tính hàn như rau muống, dưa chuột, nước lạnh, đồ uống có ga... có thể gây cảm giác đau bụng, khó tiêu. không ăn hải sản khi đang ăn thực phẩm giàu vitamin c bởi tôm, cua, ốc, sò chứa hàm lượng asen pentavenlent lớn. chất này khi gặp vitamin c sẽ chuyển hóa thành thạch tín gây ngộ độc.

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên ăn hải sản một đến hai lần/tuần, mỗi lần dưới 100 g. người bị bệnh gout và viêm khớp hạn chế ăn hải sản do làm tăng acid uric khiến bệnh thêm nghiêm trọng, khó khăn khi vận động.

Không tùy tiện ăn hải sản lạ bởi một số có hàm lượng độc tố rất cao. người có cơ địa dị ứng cần cẩn thận khi ăn.

Các nhà khoa học đã cảnh báo ăn nhiều hải sản có thể khiến cơ thể nhiễm độc thủy ngân. nguyên nhân là một số doanh nghiệp không có ý thức bảo vệ môi trường, thải trực tiếp chất thải ra biển khiến nhiều loại hải sản bị nhiễm độc. hàm lượng thủy ngân trong hải sản cao có thể ảnh hưởng sức khỏe bà mẹ và thai nhi. ngoài ra, những người nhiễm thủy ngân có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp và thận.

Lương y Bùi Đắc SángViện hàn lâm KH&CN Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/an-hai-san-dung-cach-nhu-the-nao-4487345.html)

Tin cùng nội dung

  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Trong số rất nhiều nguồn tài nguyên quý giá khác nhau, phải kể đến nguồn dược liệu rất đa dạng và phong phú từ biển, đảo nước ta.
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY