Dinh dưỡng hôm nay

Ăn nhạt cũng nguy hiểm

Ăn không đủ lượng muối dẫn đến cơ thể thiếu điện giải, giảm natri, gây phù tay, chân.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết khi được cung cấp lượng muối hợp lý, cơ thể có thể đảm bảo thăng bằng kiềm toan, cân bằng nước trong và ngoài tế bào... Ăn đủ lượng muối còn đảm bảo chức năng duy trì áp lực thẩm thấu, dẫn truyền xung động thần kinh, ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm.

"Phần lớn mọi người chỉ quan tâm đến việc ăn nhiều muối có thể dẫn đến các bệnh tim mạch, huyết áp và thận. Nhưng, chế độ ăn thiếu muối khiến cơ thể gặp nguy hiểm", bác sĩ Hải nói. Nguyên nhân là trong mồ hôi, nước mắt, nước tiểu của con người đều có muối. Ăn nhạt khiến cơ thể bị thiếu điện giải, rối loạn chuyển hóa, giảm thể tích máu...

Thiếu muối dẫn đến lượng natri máu trong cơ thể bị hạ quá mức bình thường, làm cho nhu mô não bị phù dẫn đến đau đầu, chóng mặt, rối loạn ý thức, mất tập trung, buồn nôn... Lượng natri trong máu giảm nhanh và đột ngột có thể xuất hiện các triệu chứng nặng như hôn mê, co giật, phù tay, phù chân hoặc nguy hiểm hơn là phù toàn thân.

Ngoài ra, khi natri máu giảm, áp lực thẩm thấu trong lòng mạch máu bị giảm khiến huyết áp giảm, khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt do các cơ quan quan trọng như não, gan, thận... thiếu oxy và các chất dinh dưỡng, suy giảm chức năng hệ cơ. Biểu hiện là mỏi cơ, chuột rút, kiến bò, liệt cơ...

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, người trưởng thành ăn khoảng 5g muối một ngày. Nên bổ sung muối sau khi tập thể dục hoặc thời tiết nắng nóng để đủ sức khỏe sinh hoạt và làm việc.

Trẻ nhỏ dưới một tuổi chỉ tối đa dưới 1g muối một ngày. Tuy nhiên không cần bổ sung muối vào thức ăn hàng ngày của trẻ, vì trong các thực phẩm tự nhiên mà bé ăn dặm như thịt, trứng, sữa... đều đã có thành phần natri phù hợp với khuyến cáo của các chuyên gia. Lượng muối cho trẻ nhỏ từ một đến ba tuổi tiêu thụ tối đa 3g muối một ngày. Trẻ từ 7 tuổi trở lên có thể dùng tối đa 5g muối.

Với người bệnh mắc các bệnh như tim mạch, thận, tăng huyết áp... lượng muối có thể điều chỉnh giảm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.

Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/an-nhat-cung-nguy-hiem-4020539.html)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ung thư tuyến giáp không phải là một loại bệnh ung thư rất thường gặp. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau và mỗi loại có phương pháp điều trị khác nhau. Tiên lượng cho những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nói chung, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY