Bạn nên biết hôm nay

Ăn nhiều cơm dễ bị đái tháo đường?

Tôi nghe nói ăn nhiều cơm sẽ dẫn đến bị bệnh đái tháo đường. Mỗi ngày tôi ăn 3 bữa, mỗi bữa 2-3 bát cơm thì có nguy cơ mắc bệnh không?
Tôi nghe nói ăn nhiều cơm sẽ dẫn đến bị bệnh đái tháo đường. Mỗi ngày tôi ăn 3 bữa, mỗi bữa 2-3 bát cơm thì có nguy cơ mắc bệnh không? Xin bác sĩ tư vấn giúp.

Đỗ Thị Kiểm (Bình Phước)

đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid (tinh bột) do thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối. Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng glucose máu. Có hai thể bệnh chính là đái tháo đường typ I và đái tháo đường typ II.

đái tháo đường typ I là do thiếu insulin tuyệt đối, bệnh xuất hiện sớm, phải điều trị bằng insulin suốt đời. đái tháo đường typ II thường do thiếu insulin do đó insulin không chuyển hóa hết glucid đưa vào cơ thể qua chế độ ăn. Trong trường hợp đó nếu ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột (cơm, mì, ngũ cốc...) có thể dẫn tới tăng đường máu.

Trường hợp của chị, để tầm soát bệnh đái tháo đường cần xét nghiệm đường máu lúc đói định kỳ và có chế độ ăn phù hợp. Nếu thể trạng bình thường, xét nghiệm đường máu định kỳ kết quả bình thường, công việc cần nhiều năng lượng thì chị không cần điều chỉnh lượng cơm ăn vào. Nếu công việc không cần nhiều năng lượng, chị có thể giảm tinh bột trong chế độ ăn, tăng cường rau và quả. Nếu thể trạng béo, chị cũng nên giảm bớt tinh bột trong chế độ ăn, tăng cường vận động và giảm cân nặng.

Để giúp kiểm soát tốt nhất bệnh đái tháo đường, chị nên đến bệnh viện để được bác sĩ khám và tư vấn cụ thể.

Bác sĩ Thanh Huyền

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-an-nhieu-com-de-bi-dai-thao-duong-20795.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY