12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Ăn nhiều thịt ít rau dễ bị đái tháo đường

Hiện trung bình một người Việt ăn khoảng 160g rau xanh và hoa quả, chỉ bằng 50% so với mức khuyến cáo. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ các bệnh béo phì, đái tháo đường gia tăng ở người Việt.

Cái miệng làm khổ cái thân

Chị Trần Thị Hòa ở phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội là tín đồ của giảm cân. Làm nhân viên hành chính tại trung tâm ngoại ngữ trên đường Cầu Giấy, công việc của chị là nghe điện thoại và tiếp học viên đến đăng ký học ngoại ngữ. Do đặc thù công việc không phải vận động nhiều, lại ăn ngồi một chỗ, nên chị cứ ngày một mập lên.

Chị hòa rất sợ mập, nên đã tìm đến chế độ giảm cân bằng cách ăn kiêng. Chị tuyệt đối kiêng đồ ngọt, ăn ít cơm, nhiều thịt, nhiều rau và chịu khó đi tập aerobic hàng ngày- Đây là chế độ ăn kiêng đang được các chị em văn phòng rỉ tai thực hiện. Nhưng vì không có thói quen ăn rau từ bé, nên chị Hòa chỉ có thể ăn ít cơm, nhiều thịt và ít ít rau mà thôi.

Trước đây, chị Hoa ăn mỗi bữa ba bát cơm thì giờ chị chỉ dám ăn một bát, thay vào đó chị ăn thêm nhiều thịt cộng tí rau xanh. Thực hiện theo chế độ ăn kiêng được hơn một năm, kết quả đã không làm chị thất vọng. Chị Hòa giảm cân trông thấy, thân hình gọn gàng hơn trước khá nhiều. Điều này không chỉ bản thân chị nhận thấy mà bạn bè, đồng nghiệp ai cũng tấm tắc khen và hỏi chị làm cách nào mà giảm cân giỏi thế!?

Nhưng niềm vui vì giảm cân chưa bao lâu của chị Hòa nhanh chóng bị tan biến như bong bóng xà phòng. Số là mới đây trong khi đi khám tổng thể theo định kỳ, bác sĩ cho biết chị đã bị đái tháo đường. Nghe bác sĩ nói chị không thể tin vào tai mình. Chị mà bị tiểu đương ư? Ở tuổi 42 ư? Với thân hình gọn gàng thế này ư?... Chị đã không thể kiềm đượcf hàng loạt câu hỏi như thế để chất vấn bác sĩ.

Trái ngược với sự ngỡ ngàng và thái độ nóng vội của chị, bác sĩ vẫn từ tốn trả lời thấu đáo. Bàn về chế độ sinh hoạt của chị Hòa, bác sĩ cho biết chính chế ăn nhiều thịt như hiện của chị đã góp phần rất lớn cho bệnh đái tháo đường có cơ hội phát triển và hoành hành.

Chế độ ăn nhiều thịt sẽ làm đường huyết trong máu tăng nhanh. Nhưng vì chị Hòa mới bị đái tháo đường, nên chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là có thể đưa đường huyết về mức bình thường mà không cần dùng thuốc. Muốn làm được điều này, chị cần phải ăn nhiều rau hơn nữa.

Thịt lẫn nhiều mỡ không tốt cho người bệnh đái tháo đường

Theo BS. Lâm Đình Phúc (Nguyên trưởng Khoa Nội tiết ĐTĐ – Bệnh viện Nội tiết TW, Phó chủ tịch Hội người ĐTĐ Hà Nội): Chế độ ăn nhiều thịt, nhất là các loại thịt lẫn nhiều mỡ, làm tăng axit béo và triglycerid – là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bởi vì các axit béo dư thừa trong máu và triglycerid ức chế hoạt động của insulin, điều này dẫn đến kết quả xét nghiệm lượng insulin trong máu vẫn bình thường hoặc chỉ hơi tăng, nhưng đường huyết của người bệnh lại trong tình trạng cao. Nếu sửa chữa sai lầm này bằng cách chuyển sang chế độ ăn chay thì lượng đường trong máu giảm hẳn và nồng độ acid béo cũng về mức an toàn.

Trong bữa ăn tỷ lệ đạm (thịt, cá) tăng lên chiếm 15% so với 13% (năm 2000). Lượng chất béo cũng chiếm gần 18% so với 12%. Lượng thịt tiêu thụ trong bữa ăn của người Việt đã tăng gấp rưỡi (từ 51g lên 84g), thế nhưng rau xanh lại giảm đi.

- Theo Bộ Y tế

Vì vậy, chế độ ăn uống với người đái tháo đường rất quan trọng, vì các thức ăn khi ăn vào sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Việc lựa chọn thức ăn vừa đảm bảo như cầu dinh dưỡng của người bệnh vừa không làm tăng đường huyết phải được xem xét với từng người bệnh.

Nhiều trường hợp mới bị đái tháo đường có thể chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn là có thể làm hạ đường huyết trong máu xuống mức bình thường mà không cần dùng thuốc như trường hợp của chị Hòa ở trên.

Thực tế Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố một số liệu đáng giật mình đó là số người bị bệnh ĐTĐ đang gia tăng nhanh trong trong xã hội tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp.HCM. Lý giải về tốc độ gia tăng bệnh nhanh chóng này theo các chuyên gia là do người Việt thay đổi nhanh về lối sống, thành phần bữa ăn theo hướng mỡ hóa, đạm hóa ngày càng nhiều.

Thật vậy, theo các bác sĩ, ở nước ta trước đây khẩu phần ăn của nhiều người còn thiếu năng lượng và chủ yếu là chất xơ nên tuyến tụy đã quen với việc điều tiết lượng insulin phù hợp cho việc tiêu hóa thành phần dinh dưỡng này. Đến khi chế độ ăn thay đổi đột ngột, cơ thể trở nên thừa năng lượng, protein, lipid, các chất tồn dư bảo quản nhưng lại thiếu chất xơ, vitamin trầm trọng. Những yếu tố này cộng với việc tuyến tụy không điều chỉnh lượng insulin kịp dẫn đến nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 cao gấp nhiều lần.

Bác sĩ Phúc cũng khuyến cáo, bệnh nhân đái tháo đường chỉ nên dùng các dạng thực phẩm chứa carbohydrate có chỉ số đường huyết dưới 40. Người tiểu đường nên dùng ít dần khi chế biến thực phẩm. Lượng chất đạm, rau quả trong mỗi bữa ăn nên nhiều gấp 3 lần lượng carbohydrate có trong thực phẩm như gạo, bánh mì và khoai tây.

Còn theo các nghiên cứu khuyến cáo, người bị đái tháo đường nên giới hạn tỷ lệ các chất đường bột trong khoảng 25% cho mỗi bữa ăn, 25% cho những thức ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng và ít nhất 50% cho các loại rau quả.

D.H

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/an-nhieu-thit-it-rau-de-bi-dai-thao-duong-16633/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY