Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ăn thịt vịt xong tuyệt đối không tráng miệng bằng loại quả này

MangYTe - Thịt vịt không nên ăn với quả mận bởi sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

Xét về giá trị dinh dưỡng, có giá trị dinh dưỡng rất cao. Bởi trong 100g có đến 25g chất protein, 201 calorie và hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie đồng axit nicotic khỏe, các vitamin B, A, E, K…

Đặc biệt chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch. Bởi trong máu vịt thường có rất nhiều axit oleic và nhiều thành phần tương tự giống dầu ôliu nên có thể chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch.

Thịt vịt được xem là một loại thực phẩm lành mạnh, rất giàu protein, axit béo omega thiết yếu, và các vitamin, khoáng chất khác nhau.

Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.

Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị).

Ăn thịt vịt có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít,…

Vì thế, mọi người cần nắm rõ những điều cấm kỵ khi ăn thịt vịt sau đây:

Không ăn thịt vịt và mận trong thời gian gần nhau

Thịt vịt tính hàn giúp giải nhiệt tốt cho cơ thể. Còn quả mận ăn vào nóng trong sẽ sinh nóng ruột. Nếu bạn ăn hai thực phẩm này gần thời gian với nhau hoặc ăn cùng một lúc sẽ gây ra bệnh khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột hại cho sức khỏe.

Không ăn chung thịt vịt với thịt ba ba

Hai loại thịt này có nhiều hoạt chất sinh học khi ăn chung với nhau sẽ giảm giá trị dinh dưỡng. Thịt ba ba vị ngọt, tính bình còn thịt vịt thuộc tính mát. Vì vậy, nếu ăn chung sẽ gây phù thũng, tiêu chảy.

Thịt vịt là món ăn bổ dưỡng nhưng khi kết hợp với một số món 'đại kỵ' lại có thể gây hại cho sức khỏe.

Những người sau đây cũng tuyệt đối kiêng thịt vịt nếu không tình trạng sức khỏe sẽ trầm trọng hơn:

- Người đang bị cảm, mới phẫu thuật: Thịt vịt có tính hàn (lạnh) nên người đang bị cảm tuyệt đối không nên dùng để tránh bệnh nặng hơn. Người mới phẫu thuật cần kiêng chất tanh cũng không nên ăn thịt vịt vì nó làm cho vết thương lâu lành.

- Người bị bệnh gout không nên ăn thịt vịt. Lý do, thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng axit uric trong cơ thể.

- Người có hệ tiêu hóa kém: Thịt vịt mang tính hàn nên người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... không nên ăn nhiều. Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ - xương - khớp.

Lily (th)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/an-thit-vit-xong-tuyet-doi-khong-trang-mieng-bang-loai-qua-nay-202003071607213.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Thịt dê là loại thực phẩm thuộc hàng đặc sản, vốn được coi là cứu cánh cho bản lĩnh phòng the của quý ông. Tuy vậy ăn thịt dê cần lưu ý một số điều cấm kỵ kẻo lợi bất cập hại.
  • Theo Đông y thịt gà vốn cam (ngọt) ôn (ấm) mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết.
  • Tỏi cũng có tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm và có những thời điểm tuyệt đối không nên ăn tỏi.
  • Tôi có thói quen hay ăn thịt lợn, bò chần tái. Gần đây, tôi nghe nói ăn thịt tái có thể mắc bệnh giun xoắn, gây teo cơ.
  • Tuy rất ngon bổ, nhưng thịt bò không phù hợp với nhiều người, thậm chí tuyệt đối không được ăn. Có cả những thực phẩm được khuyến cáo là không nên ăn chung.
  • Lúc nhỏ con bị ban đỏ. Mẹ nói không được ăn gà, nếu ăn con sẽ bị bệnh phong...
  • Ăn thịt chó, không tẩy giun định kỳ, ăn táo có chất bảo quản độc hại đều có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về máu như rối loạn đông máu ảnh hưởng tới tính mạng….
  • Tuyệt đối không được chích, rạch vết thương khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, bởi việc này khiến bệnh nhân càng gặp nguy hiểm, do nọc rắn lục gây rối loạn cơ chế đông máu dẫn đến mất máu.
  • Ba ba, còn gọi là giáp ngư, nguyên ngư, đoàn ngư... là một loài bò sát ba móng, sống ở nước ngọt trong các ao, hồ, đầm, sông... trông giống như con rùa nhưng dẹp và lớn hơn. Theo y học cổ truyền, thịt ba ba vị ngọt, tính bình, có công dụng dưỡng âm lương huyết, bổ hư nhuyễn kiên và kháng ung, thường được dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho người tạng nhiệt, hay nóng trong, mồ hôi ra nhiều...
  • Dinh dưỡng cần thiết từ việc ăn và uống các loại thực phẩm. Đồ ăn nhẹ thông thường cũng có thể hữu ích cho con bạn về mặt dinh dưỡng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY