Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Ăn thức ăn quá nóng có gây hại?

Mùa lạnh tôi thường có thói quen ăn các món ăn nóng, trong mâm cơm cũng có một nồi điện để nhúng thức ăn hoặc lẩu thập cẩm.
Hoàng Thị Thương (Kon Tum)

Ngoài tác dụng kích thích làm cho ngon miệng, ăn nóng làm tăng tỷ lệ hấp thu các chất dinh dưỡng, nhất là protid của cơ thể, khi ăn nóng cơ thể hấp thu được 85,7% protid, nhưng ăn nguội chỉ hấp thu được 79%; tiết kiệm được năng lượng vì không phải mất thêm năng lượng để hâm nóng thức ăn trong quá trình tiêu hóa; tiết kiệm vitamin, nhất là vitamin C.

Tuy nhiên, nếu nhiệt độ của thức ăn quá lớn lại có hại cho sức khỏe. Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy dùng thực phẩm quá nóng sẽ dẫn tới ung thư vòm họng. Dù vậy, những người có thói quen dùng đồ ăn, thức uống quá nóng (nhiệt độ trên 70 độ C) sẽ có nhiều nguy cơ mắc các chứng bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, niêm mạc miệng và niêm mạc hệ tiêu hoá rất mỏng nên dễ bị tổn thương, nếu dùng thức ăn quá nóng lâu ngày sẽ gây viêm loét đường tiêu hóa, dần dần dẫn đến bệnh loét dạ dày, thực quản, hành tá tràng. Riêng vùng miệng là nơi tiếp xúc đầu tiên với thực phẩm ở nhiệt độ cao nhất sẽ dễ bị bỏng, rát, dẫn tới hình thành các vết trợt gây đau đớn, thậm chí dẫn tới viêm miệng, lưỡi, viêm họng, viêm thực quản, dạ dày...

Bác sĩ Tuyết Mai

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/an-nhieu-thuc-an-qua-nong-co-gay-hai-n110330.html)
Từ khóa: an nong

Chủ đề liên quan:

an nong thức ăn

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trai điệp (Sinohyriopsis cumingii Lea) thuộc họ trai cánh (Unionidae), là loại trai nước ngọt. Trai điệp sống ở vùng cát dưới đáy các sông hồ. Vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ có nhiều trai điệp. Có nơi, người ta cũng nuôi trai điệp để lấy ngọc.
  • Theo y học cổ truyền, để phòng các chứng bệnh được gọi là “yếu S*nh l*” ngoài việc dùng Thu*c, châm cứu, xoa bóp còn phải chú ý lựa chọn chế độ ăn uống thích hợp.
  • Có thể bạn là một phụ huynh chu đáo, thường đưa con đến trường kèm theo một hộp thức ăn trưa dinh dưỡng mà bạn chuẩn bị sẵn ở nhà.
  • Con tôi 4 tuổi và hay bị dị ứng như dị ứng thời tiết, phấn hoa và cả thức ăn. Dị ứng khác thì tôi có thể phòng ngừa được, nhưng tôi sợ dị ứng thức ăn: tôm, cua, nhộng.
  • Trong những trường hợp nhẹ, việc giảm bớt các thức ăn gây dị ứng trong chế độ ăn cũng có thể đủ để giảm thiểu các triệu chứng dị ứng.
  • Để điều trị dị ứng thức ăn, nếu chỉ là mày đay cấp, nhẹ chỉ cần dùng Thuốc kháng histamin, nặng hơn có khi phải kết hợp với các chế phẩm corticoid.
  • Tại các gia đình trạng ngộ độc thức ăn với triệu chứng buồn nôn, choáng váng, đau thắt vùng bụng. Bài viết này giúp bạn đọc biết cách xử lý cấp cứu người bị ngộ độc thức ăn.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá, thường do vi khuẩn gây ra trong quá trình cầm nắm, lưu trữ, bảo quản, chế biến.
  • Tôi nghe một số người nói là phải kiêng thức ăn chứa nhiều canxi, không được ăn tôm cua, kiêng uống sữa, kiêng ăn rau muống.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY