Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

An toàn thực phẩm và vai trò của người tiêu dùng

(MangYTe) Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng chủ yếu để con người duy trì sự sống và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

Thực phẩm an toàn đóng vai trò đặc biệt quan trọng  trong việc cải thiện sức khoẻ con người, nâng cao chất lượng cuộc sống của các thế hệ hiện tại và tương lai.

Bên cạnh đó, thực phẩm cũng chính là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm, nếu như không bảo đảm được vệ sinh và an toàn.

Hiểu đúng về an toàn thực phẩm

Theo định nghĩa của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế (CAC), an toàn thực phẩm (ATTP) là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chế biến và/hoặc sử dụng đúng với mục đích đã định trước.

Luật ATTP số 55/2010/QH12 định nghĩa “ATTP là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng”.

ATTP là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi người dân. Thực phẩm an toàn đóng vai trò quyết định trong việc bảo vệ, cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi.

Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho ngành y tế và cộng đồng.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chuỗi cung ứng thực phẩm ngày nay đã vượt qua biên giới của nhiều quốc gia, thực phẩm không an toàn có thể gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của một số lượng lớn người tiêu dùng tại nhiều nước. An toàn thực phẩm chỉ có thể được bảo đảm khi chính phủ của các quốc gia, các cơ quan, tổ chức và người dân cùng vào cuộc, cùng chia sẻ trách nhiệm.

 Theo số liệu thống kê nhiều năm của các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm, đối với nhóm thực phẩm nguồn gốc thực vật nguy cơ cao tập trung trên rau, củ, quả tươi với nguyên nhân chính là do việc lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật. Kết quả của Chương trình giám sát Quốc gia tại Việt Nam cho thấy, trong giai đoạn 2011- 2016, tỷ lệ mẫu rau, củ, quả tươi có tồn dư hoá chất vượt ngưỡng cho phép là 8,47%. Cục Bảo vệ thực vật xác định nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do người dân không thực hiện nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng Thu*c BVTV (đúng Thu*c, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách), chủ yếu là không thực hiện đúng thời gian cách ly (thời gian từ lần phun Thu*c cuối cùng đến lúc thu hoạch). Tỷ lệ người sản xuất vi phạm các quy định sử dụng Thu*c BVTV vẫn ở mức cao, trên 16%.

Phát triển chuỗi sản xuất rau an toàn đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, nguyên nhân mất ATTP không chỉ là do dư lượng Thu*c BVTV. Có 3 loại mối nguy ô nhiễm thực phẩm từ sinh học, hoá học và vật lý.

5 nguyên tắc vàng giúp giảm tới 90% nguy cơ mất ATTP

“ATTP” và “Thực phẩm an toàn” có liên quan mật thiết với nhau nhưng lại không đồng nghĩa với nhau. Có thể có “thực phẩm an toàn” nhưng lại không có “ATTP”, bởi vì các nguy cơ mất ATTP không phải chỉ do thực phẩm mà còn do các nguyên nhân khác nữa. Để đảm bảo “ATTP”, người tiêu dùng đóng một vai trò rất quan trọng. Cũng chính người tiêu dùng có thể làm cho “thực phẩm an toàn” trở nên “không an toàn”, hoặc ngược lại có thể giảm thiểu rủi ro mất an toàn thực phẩm.

Các tổ chức quốc tế về ATTP và nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm đến vai trò của người tiêu dùng trong đảm bảo ATTP. Người tiêu dùng được khuyến cáo thực hiện “5 nguyên tắc vàng” rất đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện nhưng góp phần thiết thực và hiệu quả giảm thiểu rủi ro mất ATTP như sau:

  1. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, dụng cụ nấu ăn và đụng cụ ăn uống sạch, bếp sạch, tủ lạnh sạch. Vệ sinh tủ lạnh hằng tuần, nên loại bỏ các thức ăn nấu chín đã bảo quản trong tủ lạnh quá 04 ngày. Rửa sạch quả trước khi ăn bằng nước sạch, kể cả trước khi gọt vỏ. Rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn hoặc sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống…
  2. Tách biệt thực phẩm, không chứa đựng hoặc bảo quản thực phẩm sống chung với thực phẩm chín (tránh nhiễm tạp chéo);
  3. Ăn chín, uống chín, đun nấu thức ăn kỹ.
  4. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn (trên 60 độ C hoặc dưới 5 độ C);
  5. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm an toàn và nước sạch. Tốt nhất là lựa chọn mua thực phẩm được chứng nhận ATTP có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng tại các cửa hàng có uy tín.

Bằng các biện pháp được khuyến cáo nêu trên, các chuyên gia ATTP cho rằng, có thể giảm tới 90% nguy cơ mất ATTP khi sử dụng thực phẩm nói chung và rau quả nói riêng. Vì vậy, để đảm bảo ATTP, các cơ quan quản lý nhà nước không chỉ quan tâm đến việc tập huấn, nâng cao nhận thức và ứng dụng các quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) mà cần chú ý phổ biến kiến thức nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của người tiêu dùng.

PGS.TS. Nguyễn Xuân Hồng, Phó chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế nông thôn (https://kinhtenongthon.vn/an-toan-thuc-pham-va-vai-tro-cua-nguoi-tieu-dung-post34732.html)

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY