Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Ăn trứng vịt lộn như thế nào để tăng cường sinh lực?

Trứng vịt lộn được coi là món ăn bài Thu*c giúp tăng sinh lực, tăng khả năng S*nh l*. Tuy nhiên, việc ăn bao nhiêu và trong thời điểm nào thì không phải ai cũng biết.

Dưới đây là một số lời khuyên của bs cki đông y bùi văn phao – nguyên giám đốc bv đông y nam định – về cách ăn trứng vịt lộn sao cho có lợi đối với sức khỏe.

Không nên ăn vào buổi tối

Trong đông y, trứng vịt lộn được coi là món ăn bài Thu*c có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng S*nh l*.

Trong một quả trứng vịt lộn có tới 182 kcal năng lượng, 13,6 g protein, 12,4 g lipid, 82 mg canxi, 212 g photpho và 600 mg cholesterol. ngoài ra, còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm a, b, c, sắt…

Chính vì vậy, trứng vịt lộn được coi là món ăn bài Thu*c có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng S*nh l*.

Tuy nhiên, trứng vịt lộn khó tiêu do chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol cao. lương y khuyến cáo nên tránh ăn vào buổi tối sẽ khiến người ăn bị khó chịu, đầy hơi, có hại cho hệ tiêu hóa. thời điểm thích hợp nhất để ăn món ăn này là vào buổi sáng song không nên ăn quá thường xuyên và ăn nhiều vào mỗi lần.

Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5 g gừng tươi thái chỉ, 5 g rau răm tươi.

Nên ăn với liều lượng như thế nào?

Trẻ dưới năm tuổi không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn. do hệ tiêu hóa của các trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe.

Trẻ từ năm tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn nửa quả mỗi lần, mỗi tuần từ một tới hai lần là đủ. ăn trứng lộn thường xuyên còn khiến lượng vitamin a dư thừa làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương làm cho trẻ phát triển không toàn diện”.

Ngoài ra, người béo phì, người già, bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch cũng cần hạn chế ăn món ăn này. riêng người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn hai quả trứng vịt lộn mỗi tuần.

Tại sao nên ăn kèm với gừng, rau răm?

Trứng vịt lộn thường ăn cùng gừng và rau răm. Đây là cách kết hợp hài hòa đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Rau răm, gừng vị cay nồng, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn. Do đó, chúng có tác dụng chống lạnh bụng, đầy hơi và chậm tiêu hóa.

Ăn quá nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày và ăn liên tục có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… và tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút (gout). mặt khác, ăn nhiều rau răm sống sẽ sinh nóng rét, giảm khả năng T*nh d*c ở nam giới. nhiều nghiên cứu đã cho thấy rau răm chứa một số tinh dầu và vài chất ức chế dục tính.

Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng là khoảng 5 g gừng tươi thái chỉ, 5 g rau răm tươi.

Với thai phụ, rau răm, gừng do tính nóng có thể gây sảy thai nếu ăn nhiều. vì vậy, nếu ăn trứng vịt lộn, phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau răm và gừng.

Trường hợp sử dụng món trứng vịt lộn để cải thiện sức khoẻ lâu dài, cần hạn chế ăn các loại gan gia súc, gia cầm… hoặc uống Thu*c có sinh tố a hàm lượng trên 1.000 ui. trứng vịt lộn trước khi sử dụng phải được rửa sạch, luộc chín.

Theo Thanh Loan/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/an-trung-vit-lon-nhu-the-nao-de-tang-cuong-sinh-luc-15942.html

Theo Thanh Loan/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/an-trung-vit-lon-nhu-the-nao-de-tang-cuong-sinh-luc/20210129092928151)

Tin cùng nội dung

  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY