Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ăn uống thực phẩm đúng cách giúp hạn chế các bệnh răng miệng

Xin bác sĩ hướng dẫn cho tôi về những loại thực phẩm giúp hạn chế các bệnh về răng miệng được không? Xin cảm ơn bác sĩ!

Ăn uống thực phẩm đúng cách giúp hạn chế các bệnh răng miệng - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Chào bạn, để phòng ngừa các bệnh về cho cả nhà, bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau khi lên thực đơn:

- Ăn ít đường dưới 500g/người/tháng, với trẻ em nên thay thế các loại kẹo ngọt bằng các loại kẹo dùng xylitol làm chất tạo ngọt thay cho sacarose sẽ ít gây sâu răng hơn.

- ăn các giúp răng chắc khỏe như: thịt, cá, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa như phomai, các loại rau có màu xanh lá.

- ăn nhiều các loại hạt ngũ cốc nguyên cám, ăn phối hợp giữa tinh bột và các giàu chất xơ giúp làm sạch răng.

- Sử dụng các thực phẩm đồ uống giàu Florid như trà, hải sản, gia cầm….

- tránh ăn các giàu đường sacarose như kẹo ngọt, bánh ngọt, nước có ga, mứt các loại giàu tinh bột có độ dính cao như kẹo dẻo, kẹo dừa, khoai tây chiên, bánh mì mềm…..

- Tránh các tác nhân gây khô miệng như rượu, bia, Thu*c lá, các loại Thu*c…

- tăng cường vệ sinh đúng cách: ngày chải răng 2 lần sau ăn sáng và trước khi đi ngủ, mỗi lần tối thiểu 2 phút, chải răng dọc theo khe giữa 2 răng).

Trên đây là một số gợi ý về chế độ ăn và thói quen có lợi cho răng. Chúc bạn và gia đình luôn có hàm răng mạnh khỏe nhé.

PGS.TS.BS Nguyễn Phú Thắng

Trưởng Bộ môn Phẫu thuật trong miệng, Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/an-uong-thuc-pham-dung-cach-giup-han-che-cac-benh-rang-mieng-20200613200004699.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY