Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Áp xe hậu môn: những điều cần biết

Áp xe hậu môn là tình trạng mưng mủ ở gần khu vực hậu môn. Phần lớn áp xe hậu môn là kết quả của nhiễm trùng từ những tuyến hậu môn nhỏ.
Loại áp xe hậu môn phổ biến nhất là áp xe quanh hậu môn. Biểu hiện là sưng đau mưng mủ gần hậu môn. Chỗ đau có thể có màu đỏ và khi chạm vào thấy nóng.

Áp xe hậu môn nằm ở mô sâu hơn ít gặp hơn và khó thấy hơn.

Rạch dẫn lưu là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho tất cả các loại áp xe hậu môn và thường thành công.

Khoảng 50% bệnh nhân bị áp xe hậu môn sẽ có biến chứng gọi là rò hậu môn. Lỗ rò là một lỗ thông nhỏ bất thường giữa vị trí áp xe và da.

Trong một số trường hợp, rò hậu môn khiến cho phải dẫn lưu kéo dài. Ở những trường hợp khác, miệng ngoài của đường rò bị bít kín có thể gây tái phát áp xe hậu môn. Phẫu thuật là cần thiết để điều trị phần lớn các lỗ rò hậu môn.

Nguyên nhân của áp xe hậu môn

Áp xe hậu môn có nhiều nguyên nhân, gồm:

- Nhiễm trùng từ vết nứt hậu môn. Vết nứt hậu môn là vết rách nhỏ trên da của ống hậu môn.

- Các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c

- Tuyến hậu môn bị tắc

Các yếu tố nguy cơ của áp xe hậu môn gồm:

- Viêm đại tràng

- Viêm ruột như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng

- Tiểu đường

- Viêm túi thừa

- Viêm vùng chậu

- Quan hệ T*nh d*c qua hậu môn (người nhận)

- Sử dụng các Thu*c như prednison

Đối với người lớn, sử dụng bao cao su trong quan hệ T*nh d*c gồm giao hợp hậu môn có thể dự phòng áp xe hậu môn. Ở trẻ nhỏ và bé tập đi, việc thay bỉm thường xuyên và vệ sinh đúng cách trong khi thay bỉm có thể dự phòng nứt hậu môn và áp xe quanh hậu môn.

Triệu chứng của áp xe quanh hậu môn

Áp xe bề mặt hậu môn thường kết hợp với

- Đau kéo dài, đau nhói và trầm trọng hơn khi ngồi.

- Kích thích da xung quanh hậu môn gồm sưng, đỏ, và nhạy cảm.

- Tiết mủ

- Táo bón hoặc đau khi đi tiêu

Áp xe hậu môn sâu hơn cũng có thể kết hợp với sốt, ớn lạnh, mệt mỏi.

Đôi khi, sốt là triệu chứng duy nhất của áp xe hậu môn sâu.

Chẩn đoán áp xe hậu môn

Thông thường, một đánh giá lâm sàng gồm kiểm tra trực tràng kỹ thuật số là đủ để chẩn đoán áp xe hậu môn. Nhưng một số bệnh nhân cần thêm xét nghiệm để sàng lọc:

Các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c

Bệnh viêm ruột

Bệnh túi thừa

Ung thư trực tràng

Trong một số ít trường hợp, kiểm tra có thể cần thực hiện qua gây mê.

Bác sĩ có thể cũng yêu cầu siêu âm, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ.

Điều trị áp xe hậu môn

Dẫn lưu phẫu thuật là quan trọng, tốt nhất là trước khi áp xe xảy ra. Áp xe bề mặt hậu môn có thể được dẫn lưu sử dụng gây mê tại chỗ.

Áp xe hậu môn rộng và sâu có thể cần nhập viện và gây mê để phẫu thuật.

Sau thủ thuật, hầu hết bệnh nhân được kê Thu*c giảm đau. Đối với người khỏe mạnh, kháng sinh thường không cần thiết. Kháng sinh có thể cần với người bị tiểu đường hoặc suy giảm hệ miễn dịch.

Đôi khi, phẫu thuật rò hậu môn có thể được thực hiện từ 4 tới 6 tuần sau khi áp xe được dẫn lưu. Lỗ rò có thể không xuất hiện nhiều tháng hoặc nhiều năm sau áp xe hậu môn. Vì vậy, phẫu thuật lỗ rò thường là một thủ thuật riêng biệt, có thể được thực hiện ở bệnh nhân ngoại trú hoặc nằm viện ngắn ngày.

Sau phẫu thuật áp xe hoặc lỗ rò, tình trạng khó chịu thường nhẹ và có thể kiểm soát được bằng Thu*c giảm đau. Sẽ mất ít thời gian để hồi phục.

Lời khuyên cho người bệnh là ngâm vùng bị bệnh trong bồn tắm nước ấm 3 tới 4 lần/ngày. Làm mềm phân được khuyến nghị để giảm khó chịu của nhu động ruột. Một số người bệnh được khuyên mang gạc hoặc miếng thấm nhỏ để ngăn dịch dẫn lưu làm bẩn quần áo.

Các biến chứng sau phẫu thuật có thể bao gồm:

- Nhiễm trùng

- Nứt hậu môn

- Áp xe tái phát

- Sẹo

Sau khi áp xe hậu môn hoặc lỗ rò đã được chữa khỏi, để dự phòng tái phát cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ.

BS Cẩm Tú (Theo Webmd)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ap-xe-hau-mon-nhung-dieu-can-biet-20585.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh viêm đại tràng mãn tính là bệnh rất hay gặp ở nước ta, bệnh xuất hiện sau nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh vật ở ruột.
  • Viêm loét đại tràng có phải là bệnh xảy ra ở một số người có nguy cơ cao không? Nguy cơ này là gì và có thể tránh được không.
  • Nếu phát hiện muộn, bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người bệnh mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm.
  • Viêm đại tràng mạn là tình trạng tổn thương mạn tính ở niêm mạc đại tràng, có thể tổn thương toàn bộ hoặc khu trú, do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc không rõ nguyên nhân.
  • Khi thấy hậu môn chảy máu, đau rát, ngứa, vân vân, nhiều người cho rằng bị bệnh trĩ, tự tìm các loại lá đắp lên vết thương, hoặc mua Thu*c bôi rụng trĩ, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.
  • Mangyte cho cháu hỏi, vi khuẩn HP có lây qua đường máu và đường quan hệ T*nh d*c không? Cháu xin cảm ơn!
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Khi viêm loét đại tràng kéo dài, tế bào biểu mô bị loạn sản chuyển biến thành ung thư đại tràng. Năm nay tôi 40 tuổi, bị viêm đại tràng (VĐT) mạn tính, đã dùng nhiều Thu*c nhưng không khỏi. Xét nghiệm bác sĩ bảo bị nấm ruột (nấm men). Vậy xin hỏi có Thu*c gì chữa được không? Có nguy cơ gây ung thư đại tràng không? - (Nguyễn Hoàng Lương - Nghệ An)
  • Hạt vừng còn gọi là hạt mè, dầu mè có vị ngọt, tính hàn không độc, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt, sát trùng...
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY