Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Azithromycin - Kháng sinh có dược động học đặc biệt

Kháng sinh Azithromycin được chỉ định cho các nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
kháng sinh ">kháng sinh mới có hoạt phổ rộng thuộc nhóm macrolid, được gọi là azalid. Thu*c có tác dụng diệt khuẩn mạnh bằng cách gắn với ribosom của vi khuẩn gây bệnh, ngăn cản quá trình tổng hợp protein của chúng. Tuy nhiên, cũng đã có kháng chéo với erythromycin, vì vậy, cần cân nhắc cẩn thận khi sử dụng azithromycin do đã lan rộng vi khuẩn kháng macrolid ở Việt Nam.

Trong thực tế điều trị, azithromycin có khá nhiều dạng bào chế để chọn lựa tùy đối tượng sử dụng. Thu*c cũng hay được sử dụng cho trẻ em với các dạng hỗn dịch uống, gói bột uống, bột pha si-ro, viên nang... và hay được kê đơn cho điều trị tại nhà. Việc sử dụng các dạng Thu*c uống một cách khá dễ dàng đã làm cho dạng Thu*c này thường bị lạm dụng dẫn đến tình trạng kháng Thu*c khá cao.

dược động học đặc biệt

Azithromycin thường được dùng đường uống, phân bố rộng rãi trong cơ thể với khả dụng sinh học khoảng 40%. Thức ăn làm giảm khả năng hấp thu azithromycin khoảng 50%, do đó, không được uống Thu*c này cùng với thức ăn hoặc ngay sau khi ăn. Tốt nhất là nên uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Sau khi dùng Thu*c, nồng độ đỉnh huyết tương đạt được trong vòng từ 2 - 3 giờ. Thu*c này có chỉ số thể tích phân bố khá lớn và được phân bố chủ yếu trong các mô như phổi, amidan, tiền liệt tuyến, bạch cầu hạt và đại thực bào... Điều đặc biệt là nồng độ azithromycin phân bố trong các mô cao hơn trong máu nhiều lần (khoảng 50 lần nồng độ tối đa tìm thấy trong huyết tương). Đây là loại kháng sinh ">kháng sinh có thể tích phân bố (Vd) lớn, phân bố nhiều vào mô, có tái phân bố, dùng Thu*c 3 ngày nhưng nồng độ đủ cho 7 ngày. Thời gian bán thải (T1/2) tỷ lệ thuận với Vd. Vì vậy, đây là loại kháng sinh ">kháng sinh chỉ dùng 1 lần duy nhất trong ngày. Tuy nhiên, nồng độ của Thu*c trong hệ thống thần kinh trung ương rất thấp. Một lượng nhỏ azithromycin bị khử methyl trong gan và được thải trừ qua mật ở dạng không biến đổi và một phần ở dạng chuyển hóa. Khoảng 6% liều uống thải trừ qua nước tiểu trong vòng 72 giờ dưới dạng không biến đổi. Nửa đời thải trừ cuối cùng ở huyết tương tương đương nửa đời thải trừ trong các mô mềm đạt được sau khi dùng Thu*c từ 2 - 4 ngày. Chính vì thế, khác với đa số các loại Thu*c kháng sinh khác thường phải đưa Thu*c nhiều lần trong ngày để duy trì nồng độ điều trị và dùng kéo dài từ 7 - 10 ngày thì azithromycin chỉ đưa Thu*c vào cơ thể 1 lần trong ngày và nên dùng Thu*c khoảng 3 ngày đối với Thu*c tiêm và từ 3 - 5 ngày đối với các dạng Thu*c uống.

Azithromycin được chỉ định cho các nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Với các nhiễm khuẩn da, mô mềm, viêm tai giữa, Thu*c này cũng được lựa chọn do phân bố rất tốt vào mô. Điều trị bệnh lây qua đường Sinh d*c do Chlamydia trachomatis được khuyến cáo dùng liều duy nhất 4 viên.

Không dùng Thu*c này cho người có tiền sử quá mẫn với azithromycin hoặc bất kỳ kháng sinh nào thuộc nhóm macrolid (như clarithromycin hoặc erythromycin...). Thận trọng khi sử dụng cho người mắc bệnh gan, thận, phụ nữ có thai và cho con bú.

Theo dõi phản ứng dị ứng Thu*c có thể xảy ra. Thực tế điều trị ít gặp tác dụng không mong muốn khi dùng azithromycin, hầu hết các tác dụng phụ thường gặp ở mức độ nhẹ đến vừa như rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy. Nó có thể gây đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, lơ mơ. Dùng lâu dài, liều cao có thể làm giảm sức nghe có hồi phục ở một số người bệnh. Nếu phải dùng đồng thời với các Thu*c antacid, cimetidin trong các bệnh lý về dạ dày tá tràng thì nên dùng azithromycin trước 1 giờ hoặc sau 2 giờ để tránh tương tác. Cần theo dõi nếu dùng cùng với cyclosporin, digoxin do azithromycin ảnh hưởng tới chuyển hóa của những Thu*c này.

Azithromycin là một kháng sinh tốt và dễ sử dụng cho các nhiễm khuẩn không cần điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, do không hiểu biết và lạm dụng Thu*c tràn lan trong cộng đồng nên có thể ở một số nơi, Thu*c đã bị kháng với tỉ lệ khá cao. Trong trường hợp đó, cần cân nhắc và chọn loại kháng sinh khác phù hợp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-azithromycin-khang-sinh-co-duoc-dong-hoc-dac-biet-14108.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phổi thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Cũng có thể do nấm hoặc những hóa chất hít vào phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Viêm xoang mạn tính là một tình trạng thường gặp do các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên – kéo dài ít nhất tám tuần dù đã nỗ lực điều trị.
  • Tai mũi họng có liên quan chặt chẽ với nhau, thường mắc phải các bệnh ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là viêm xoang, không chỉ ảnh hưởng vùng xoang mà còn gây ra đau đầu
  • Viêm xoang cấp tính (hay viêm mũi xoang cấp) là tình trạng các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên. Điều này làm cho xoang tích tụ nhiều dịch nhầy, gây trở ngại cho việc thoát ra ngoài.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.