Sức khỏe hôm nay

Bà bầu sau sinh nên và không nên ăn gì?

Bà bầu sau sinh nên ăn gì để con có thể hưởng trọn nguồn dinh dưỡng quý giá đầu đời

1. Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến bà mẹ sau sinh?

Chế độ ăn của mẹ quyết định đến chất lượng sữa cho con.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt sự phát triển nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trong 6 tháng đầu tiên chào đời nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sau 6 tháng bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung kết hợp bú sữa, đến khi trẻ được 24 tháng tuổi.

Trong giai đoạn nuôi con bú, chế độ dinh dưỡng của mẹ quyết định trực tiếp đến sức khỏe của con. Cứ 100ml sữa mẹ sẽ chứa khoảng 45 - 90 calo (Trong đó: 36 - 55% là calo từ chất béo, 35.1 - 54.2% từ carb và 5.8 - 6.7% từ protein) và nhiều vi chất tốt như: Sắt, Vitamin A, Vitamin nhóm B, magie, canxi, kẽm...

Tại mỗi thời điểm, hàm lượng calo trong sữa mẹ không giống nhau (do chế độ ăn uống). Nếu mẹ bỉm ăn nhiều rau, trái cây, ăn ít thịt, dầu mỡ thì hàm lượng chất đạm và chất béo sẽ thấp, hàm lượng chất xơ cao. Ngược lại, ăn nhiều thịt, sữa, chất béo sẽ nhiều chất béo, protein.

Muốn con phát triển toàn diện, các mẹ bỉm cần phải xây dựng chế độ ăn uống khoa học để cung cấp đầy đủ các chất. Có thể chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày (5 bữa, 3 chính – 1 phụ) để cơ thể tiêu hóa, hấp thụ tốt hơn. Bên cạnh ăn uống, mẹ bỉm cũng nên kết hợp vận động, nghỉ ngơi, duy trì tâm lý thoải mái nhất có thể. Hãy nhớ rằng mọi tác động tiêu cực đến mẹ đều có thể ảnh hưởng đến con.

2. Nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ sau sinh như thế nào?

Sau sinh, mẹ bỉm cần có chế độ dinh dưỡng khoa học để mẹ nhanh hồi phục, con phát triển khỏe mạnh.

Bà bầu sau sinh nên ăn gì? Trải qua quá trình mang bầu và sinh nở vất vả, cơ thể người mẹ yếu đi. Bởi vậy mà chế độ dinh dưỡng sau sinh của sản phụ thường cao hơn so với người bình thường, nhằm đảm bảo mục tiêu kép: Vừa giúp mẹ bỉm nhanh chóng phục hồi, vừa có nguồn sữa chất lượng nuôi con không lớn.

2.1 Năng lượng

Phụ nữ cho con bú cần thêm từ 300-500 calo mỗi ngày. Như vậy trung bình một ngày mẹ bỉm cần nạp từ 2.200-2.500 calo vào cơ thể. Và cách bổ sung hiệu quả nhất là thông qua ăn, uống. Đây là lý do vì sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ đang nuôi con từ 3 – 6 tháng đầu không nên vội vàng cắt giảm khẩu phần ăn để lấy lại vóc dáng nhanh chóng.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho những năm tháng đầu đời của trẻ mà không bất cứ thứ gì có thể thay thế. Hãy để con tận hưởng trọn vẹn bằng việc ăn uống đủ chất. Việc cho con bú hàng ngày cũng là cách tự nhiên để giảm cân hiệu quả.

2.2 Protein (đạm)

Trong 6 tháng đầu sau sinh, mẹ bỉm cần dung nạp 79g protein mỗi ngày (cao hơn bình thường từ từ 20 đến 25g). Trong 6 tháng tiếp theo, mỗi ngày cần 73g. Để có nguồn cung protein dồi dào, chi em nên tìm đến những loại thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ.... Trong đó, lượng chất đạm từ động vật nên chiếm trên 30% tổng chất đạm tiêu thụ.

2.3 Lipid (chất béo)

Chất béo cũng là thành phần quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Thời gian đầu sinh con, chất béo trong khẩu phần ăn của mẹ bỉm chiếm từ 20 - 30% mức năng lượng cần thiết trong khẩu phần chế độ dinh dưỡng sau sinh. Các chất béo không no như EPD, DHA, n3, n6,... có nhiều trong một số loại cá mỡ, dầu thực vật, dầu cá.

2.4 Vitamin

Để có nguồn vitamin dồi dào, mẹ bỉm hãy tìm đến rau xanh, đặc biệt là các loại rau màu xanh đậm như cải bó xôi, cải cầu vồng, súp lơ xanh... Không chỉ cung cấp vitamin, rau củ, trái cây còn cung cấp lượng lớn chất xơ, giúp hạn chế tình trạng táo bón phổ biến sau sinh; đồng thời cải thiện làn da, sắc vóc.

2.5 Chất khoáng

Phụ nữ sau sinh nên ăn gì? Mẹ bỉm bắt buộc phải bổ sung khoáng chất để nâng cao chất lượng sữa, tốt cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Mẹ bỉm có thể bổ sung bằng việc ăn các loại thực phẩm giàu khoáng chất như: Rau họ cải, trứng, thịt, một số loại hạt... hoặc sử dụng viên uống Vitamin và khoáng chất tổng hợp theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các khoáng chất cần thiết cho mẹ bỉm gồm: Canxi, sắt, kẽm, Vitamin A, Vitamin D, Vitamin E, axit folic... Vào giai đoạn cho con bú, hãy cố gắng dung nạp đủ lượng dưỡng chất cần thiết bằng chế độ dinh dưỡng cân đối, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa, bởi dù dư ra hay thiếu hụt đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con trẻ.

3. Những thực phẩm nên ăn sau sinh để nhiều sữa

Có rất nhiều thực phẩm lợi sữa giúp phụ nữ sau sinh có nguồn sữa dồi dào.

Bà bầu sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa? Có rất nhiều thực phẩm gọi sữa mẹ sau sinh. Những thực phẩm dưới đây nếu được bổ sung hợp lý trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp mẹ bỉm đạt được lượng sữa như mong muốn. Điều tuyệt vời là danh sách thực phẩm lợi sữa này rất dễ tìm mua, đa dạng cách chế biến và ăn rất ngon miệng.

3.1 Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì?

Thông thường từ 3 - 4 ngày sau sinh là mẹ bỉm đã có thể ăn được trái cây. Tuy nhiên không phải loại nào cũng được phép ăn, có loại ăn vào sẽ gây kích ứng, mất sữa hoặc khiến vết thương hở lâu lành. Ngược lại cũng có loại trái cây được các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích ăn để mẹ bỉm có nguồn sữa chất lượng. Cụ thể là các loại sau:

Bưởi, cam, quýt: Nhóm trái cây này có chứa nhiều Vitamin C, khoáng chất và canxi giúp xương chắc khỏe, tăng sức đề kháng và lợi cho sữa mẹ. Về khía cạnh thẩm mỹ, nhóm loại quả này còn có tác dụng giúp da mẹ bỉm sáng mịn hơn. Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 1 - 2 quả quýt nhỏ, từ 1 - 2 múi cam/ bưởi. Chỉ nên chọn loại ngọt, không ăn chua.

Chuối tiêu: Ăn lành dạ, giàu Vitamin, khoáng chất, chất xơ tốt cho tiêu hóa của mẹ, tăng tiết sữa nuôi con. Chỉ nên ăn 1 - 2 quả/ ngày.

Thanh long, nho ngọt, táo xanh/ đỏ, na, vú sữa, chà là khô, dưa hấu: Nhóm quả này chứa nhiều Vitamin C, B1, B2 và các chất khoáng như canxi, sắt, Kali, magie... bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bỉm. Chỉ nên ăn ăn 1 - 2 lần/ tuần. Riêng táo ăn 1 – 2 quả/ ngày, vú sữa ăn tối đa 1 quả/ ngày.

Đu đủ, sung, hồng xiêm: Những loại quả này chứa nhiều vitamin, chất xơ giúp tránh táo bón, tái tạo máu, tăng cường sức đề kháng và lợi sữa cho mẹ. Ăn 1 – 2 lần/ tuần là đủ.

3.2 Phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì?

Bà bầu sau sinh nên ăn gì lợi sữa? Câu trả lời nằm trong những loại rau củ mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày. Trong đó, nhóm đầu tiên cực kỳ lợi sữa.

Rau ngót, rau mồng tơi, rau lang, rau đay, hoa chuối, đu đủ xanh: Đây là những loại rau lợi sữa mẹ quen thuộc. Trong rau có chứa nhiều Vitamin A, B, C và cá khoáng chất tốt cho mẹ và bé.

Bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn: Nhóm rau này chứa nhiều chất dinh dưỡng, bổ sung năng lượng cho mẹ bầu sau khi vượt cạn; đồng thời cũng lợi sữa sau sinh.

Rau diếp, rau dền, cải cúc: Nếu rau diếp là cứu tinh cho mẹ bỉm tắc sữa, thì rau dền giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu sau sinh; rau má kháng viêm; rong biển bổ máu. Tất cả đều có chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp mẹ bỉm tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.

Ngó sen, mướp, cà chua: Đều có tác dụng lợi sữa, thanh nhiệt, giải độc. hàm lượng dinh dưỡng trong các loại thực phẩm này cũng không hề ít.

4. Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì?

Phụ nữ sau sinh phải kiêng ăn một số loại thực phẩm để sức khỏe của mẹ và con không bị ảnh hưởng.

4.1 Các thực phẩm nhiều đường và chất béo xấu

Mẹ bỉm ăn quá nhiều thực phẩm gây tăng đường huyết (bánh kẹo, chè, kem, các loại trái cây ngọt,...) sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, không tốt cho sức khỏe; nhất là với những mẹ bị tiểu đường thai kỳ.

Thịt mỡ, chế phẩm từ sữa (pho mát, sữa béo, kem), da gia cầm, cọ, bơ ca cao, dừa, bánh quy, bánh ngọt, thực phẩm đông lạnh, đồ ăn ngọt, đồ ăn nhanh... đây đều là những thực phẩm có chứa nhiều chất béo xấu, không tốt cho sức khỏe nếu ăn nhiều.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, mỗi mẹ bỉm chỉ nên sử dụng khoảng 10g dầu/ ngày, chỉ nạp vào cơ thể khoảng 25g/ ngày; nên ưu tiên bổ sung chất béo thực vật (dầu hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng, dầu ô liu, bơ thực vật, mè...).

4.2 Các loại hải sản dễ gây dị ứng

Bà bầu sau sinh nên ăn gì? Sau sinh, cơ thể mẹ bỉm khá nhạy cảm không kém giai đoạn mang thai, dễ bị dị ứng hải sản, gây trở ngại cho việc chăm sóc con. Nếu mắc phải, mẹ bỉm cần ngừng cho con bú và nhanh chóng điều trị.

4.3 Các thực phẩm nhiều thủy ngân

Một số loại cá (cá thu, cá ngừ, cá mập, cá kiếm…) và hải sản có vỏ có chứa nhiều thủy ngân. Chất này có thể truyền từ mẹ sang bé thông qua đường sữa, khiến bé tư duy kém, chậm phát triển, suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh về phổi, viêm thận, thậm chí là tử vong.

Ngoài ra các nhóm thực phẩm kể trên, mẹ bỉm cũng nên kiêng ăn các loại gia vị nặng mùi như hành lá, tránh ảnh hưởng tới mùi sữa, làm con khó chịu khi ti. Không nên ăn đồ cay, nóng, vì những đồ ăn này có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của mẹ, ảnh hưởng tới đường ruột của con. Không ăn thức ăn để nguội, để lâu ngoài trời, không được bảo quản đúng cách.

Trong giai đoạn cho con bú, mẹ bỉm cũng không nên uống bia, rượu (ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và thần kinh non nớt của trẻ và khả năng sản xuất sữa của mẹ). Không nên cafe và các loại nước có chất kích thích tương tự để tránh tình trạng bé bứt rứt, khó ngủ, khó chịu...

Sau khi ăn, uống bất kỳ loại thực phẩm nào, các mẹ cũng nên theo dõi đến phản ứng sau ti của bé. Nếu thấy bé bú kém, khó tiêu, tiêu chảy, nổi mẩn, chảy nước mũi, sưng môi, sưng mắt, nôn trớ... cần tìm hiểu lý do. Bởi rất có thể nguyên nhân đến từ việc ăn uống của mẹ.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/ba-bau-sau-sinh-nen-va-khong-nen-an-gi-33482/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY