Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bà mẹ 9x kể hành trình sinh ba: Mang thai đi không nổi, đẻ xong phải huy động 4 người để chăm 3 con

(MangYTe) - Hành trình mang thai và sinh con của một bà mẹ mang đơn thai đã vất vả, với bà mẹ mang tam thai, chắc chắn mọi chuyện không hề dễ dàng.

Vừa mừng vừa lo khi biết bầu tam thai

Khi biết mình mang tam thai, chị Hồng Trân và cả gia đình vô cùng bất ngờ vì nhà chị không có gen sinh đôi, sinh ba. Cảm xúc hạnh phúc đến với vợ chồng chị xen lẫn cả sự lo lắng, hồi hộp. Mỗi lần đi khám thai xong, bác sĩ thông báo mọi thứ vẫn bình thường thì vợ chồng chị Trân mới thở phào nhẹ nhõm.

May mắn là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, chị Trân chỉ bị nghén nhẹ, sợ mùi cơm, một số loại thức ăn và chỉ bị nôn 2,3 lần. Tình trạng đỡ dần khi thai kỳ bước sang tháng thứ 4.

Cứ đều đặn 3 tuần/lần, vợ chồng chị Trân lại đưa nhau từ Sóc Trăng lên bệnh viện Từ Dũ khám thai định kỳ. Dù vất vả nhưng hai vợ chồng vẫn luôn cố gắng, chỉ cần thấy các con khoẻ mạnh là mừng rỡ và yên tâm rồi.

    Clip 3 cậu bé sinh ba xúm xít, quấn mẹ đòi sữa "gây bão" mạng và câu chuyện phía sau

Quá trình mang tam thai khiến chị Trân tăng thêm 17kg. Trước đây chị Trân ở nhà buôn bán cùng mẹ nhưng từ khi có thai, mẹ chồng bảo chị nên nghỉ ngơi, giữ gìn sức khoẻ cho cả mẹ và bé. Mang đơn thai đã vất vả, mệt mỏi, chị Hồng mang tam thai thì điều đó lại nhân lên gấp bội.

Đến tuần thứ 27 của thai kỳ, 3 em bé trong bụng quay đầu, chèn ép làm chị Trân bị đau khớp háng, không thể đi lại được. Còn tháng cuối của thai kỳ, cơ thể chị Trân nặng nề, đang nằm nghiêng mà muốn trở mình thì phải nhờ chồng giúp đỡ bụng bầu qua bên kia.

Sau đó chị Trân tự tập đi từ từ và nghỉ ngơi điều độ. Đến tuần thứ 31 của thai kỳ, bà mẹ trẻ vỡ ối, sinh con.

Vẫn còn ám ảnh những ngày tháng ở bệnh viện

"3 giờ sáng thì mình bị vỡ ối. Ông xã chở mình qua bệnh viện thăm khám, làm giấy tờ. Bác sĩ khám chưa thấy tử cung mở phân nào nên lại cho mình xuống nằm phòng chờ sinh. Đến 7 giờ sáng thì mình đau bụng dữ dội, mở 2 phân rồi 6 phân, bác sĩ đo tim thai và chuyển đi mổ lấy thai luôn" - chị Trân kể.

3 con trai của chị Trân lần lượt chào đời với cân nặng là 1,5kg; 1,6kg và 1,7kg. Các bé được bố mẹ đặt tên là Minh Quân, Trung Quân, Hồng Quân. Trộm vía, sức khoẻ của 3 em bé đều khoẻ mạnh.

Nhớ lại lúc nằm viện, bà mẹ ba con dùng từ "ám ảnh" để miêu tả về những ngày tháng đó: "Mổ bắt con ra bác sĩ không cho mình nhìn mặt con. Trong lúc mổ thì mình được nghe nhạc nên không hay biết gì hết. Xong xuôi, hộ sinh gọi người nhà lên nhận bé và gửi bé vào khoa sơ sinh nằm lồng kính.

Mình nằm viện khoảng 5 ngày thì bị dị ứng với chỉ khâu nên phải cắt chỉ sớm rồi khâu lại, đau vô cùng. Sau đó lại bị ứ sản dịch, phải đi hút, cứ nằm trong viện 12 ngày rồi mới được ra viện.

    Nếu còn thắc mắc sinh ba sẽ như thế nào, xem clip dưới đây là rõ nhất

12 ngày đó mình không có các con bên cạnh trong khi các mẹ khác trong phòng ai cũng có con nằm bên, mình cảm thấy tủi thân lắm. Mỗi ngày mình chỉ được vào thăm con một lần, mỗi lần 5 phút.

Sau khi ra viện, bác sĩ sắp xếp phòng cho mình và các bé để mẹ học cách chăm con. Đợi 11 ngày nữa thì sức khoẻ của 3 bé mới ổn định. Tổng cộng 4 mẹ con ở viện 23 ngày, ăn Tết trong bệnh viện luôn.

Quãng thời gian đó gian nan, vất vả thực sự, mình muốn kiệt sức luôn nhưng nghĩ vì con nên phải cố gắng hết sức. Chăm một bé đã cực, mình lại chăm 3 bé sinh non, nhiều lần "thót tim" với các bé, cứ phải canh con 24/24 không dám rời mắt phút nào".

4 người lớn thay nhau chăm 3 đứa trẻ, mỗi tháng dùng hết 15 hộp sữa, 5 bịch bỉm

Khi về nhà thì gia đình chị Trân phải "huy động lực lượng" chăm 3 nhóc tỳ. Hai vợ chồng chị Trân cùng mẹ đẻ, mẹ chồng của chị thay nhau chăm các cháu. Trộm vía là các bé cũng ngoan, ăn xong là đi ngủ, không quấy khóc.

Ban đầu, chị Trân nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nhưng cho con bú được một tháng rưỡi thì bà mẹ trẻ bị mất sữa do không có thời gian ăn uống, nghỉ ngơi. Hiện tại, chị đang cho các con uống sữa công thức.

Việc nuôi 3 đứa trẻ khiến vợ chồng chị ít nhiều cũng gặp khó khăn, áp lực về mặt kinh tế. Mỗi tháng, các bé uống hết 15 hộp sữa bột 400g và 5 bịch bỉm. Nhưng trộm vía, các bé khoẻ mạnh và phát triển tốt, hiện tại các con đã được 2 tháng tuổi, hai bé nặng 3,5kg và một bé nặng 3,9kg. Đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến và là động lực để vợ chồng chị cố gắng, lo cho các con thật tốt.

V.V.- Nhịp sống Việt

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/ba-me-9x-ke-hanh-trinh-sinh-ba-mang-thai-di-khong-noi-de-xong-phai-huy-dong-4-nguoi-de-cham-3-con-20200310092605015.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY