Từ khi sinh bé thứ ba - Hippo, bà xã Các mẹ có con hay nôn trớ có thể tham khảo, nếu thấy hợp lý thì có thể áp dụng thử cho các bé nhà mình.
Hầu hết trẻ sơ sinh đều có bao tử (dạ dày) thẳng, chưa có độ cong nên khi con ti sữa rất dễ bị ợ, ho khiến sữa văng ra ngoài, thậm chí văng rất nhiều, có lúc còn nôn hết sữa ra ngoài. Để giảm và ngăn chặn tình trạng này, các bé nhà Thảo điều được áp dụng các cách này:
- Cho con uống lượng sữa vừa phải, ít hơn một xíu so với sức chứa của con cũng không sao hết. Khi các mẹ cho con bú thấy con hay ợ hay trớ mà sữa văng theo ra ngoài, có nghĩa là lượng sữa đưa vào đã nhiều hơn sức chứa bao tử của con nên mẹ giảm lượng sữa xuống những lần sau nha.
- Sau khi con bú xong, các mẹ vác con lên vai, vỗ ợ từ 15-20 phút, thậm chí 30 phút cho đến khi con ợ thật to.
- Sử dụng gối chống trào ngược cho con. Trẻ sơ sinh khi bú nằm phải để đầu cao, không nên nằm thẳng. Để trẻ bú nằm thẳng nhiều rất dễ trào ngược. Tình trạng trào ngược lặp đi lặp lại thì con sẽ trở nên rất khó nuôi.
- Khi các mẹ cho con ti trực tiếp, nên cho ti bằng vú bên trái trước. Bao tử bên trái của con chứa được nhiều sữa hơn nằm phía bên phải. Bởi vậy mẹ cho con ti bên trái sau đó trở ngược lại ti bên phải, khi đó trong bao tử con có đã có sữa rồi, sẽ chứa được thêm nhiều sữa hơn. Mẹ Thảo đã áp dụng bí quyết này nên 3 bạn rất ít nôn trớ, mà còn bú được nhiều hơn đó.
Có nhiều nguyên nhân như: do bao tử, đường ruột, cổ họng... con có vấn đề các mẹ phải mang con đến bác sĩ để khám. Hệ quả nguy hiểm nhất của nôn trớ đó là con dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu canxi, còi cọc không mọc được răng. Các mẹ nhớ quan sát kỹ biểu hiện của con để đưa con tới bác sĩ kịp thời nha.
Chủ đề liên quan:
ca sĩ ca sĩ Hoàng Bách các mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh con trai Hoàng Bách đoàn thanh thảo hoàng bách lần đầu làm mẹ nôn trớ nôn trớ ở trẻ nôn trớ ở trẻ sơ sinh sĩ hoàng sơ sinh tình trạng trẻ sơ sinh