Sức khỏe hôm nay

Bác sĩ cảnh báo về hội chứng giống rối loạn Tic gây hại cho trẻ nhỏ, có thể liên quan đến TikTok

Nếu con bạn dành nhiều thời gian trên mạng xã hội, rất có thể chúng đang lướt TikTok. Các bác sĩ hiện đã cảnh báo về một hội chứng giống như rối loạn Tic (Tic Disoder) đang ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và được liên kết với nền tảng truyền thông xã hội phổ biến TikTok.

Hàng triệu thanh thiếu niên dành thời gian trên TikTok và các chuyên gia đã cảnh báo rằng một số người có thể đang phát triển các vấn đề về sức khỏe do một số nội dung trên ứng dụng

Các chuyên gia tại Đại học College London, Anh trước đây đã viết một bài báo nói rằng kể từ đại dịch COVID-19, nhiều bác sĩ nhi khoa và bác sĩ sức khỏe tinh thần trẻ em đã nhận thấy sự gia tăng các triệu chứng Tic ở trẻ em và thanh thiếu niên đã được chẩn đoán mắc chứng rối loạn Tic.

Rối loạn Tic là chứng bệnh lạ, rất nhiều người lần đầu tiên nghe đến nhưng nó khiến nhiều trẻ em phải nhập viện điều trị.

Họ cho biết: “Các bác sĩ lâm sàng cũng thấy sự gia tăng rõ rệt về các trường hợp khởi phát đột ngột và mới của các cơn Tic nặng và các cơn giống như rối loạn Tic”.

Ở Anh, Mỹ và Canada cũng có báo cáo rằng trẻ em bị rối loạn Tic kể từ khi bắt đầu đại dịch. Các chuyên gia phát hiện ra rằng trong khi những trường hợp này rất lạ, phần lớn là các cô gái tuổi teen, những người đều tích cực sử dụng TikTok.

Rối loạn Tic là chứng bệnh lạ, rất nhiều người lần đầu tiên nghe đến nhưng nó khiến nhiều trẻ em phải nhập viện điều trị, thậm chí có trường hợp quá nặng phải điều trị tới hơn 2 tuần, dễ gây các biến chứng thần kinh.

Theo chuyên gia y tế, hội chứng này thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi. Có khoảng 20% trẻ ở độ tuổi đi học mắc phải rối loạn này và thường trầm trọng khi trẻ ở độ tuổi 11-12, sau đó giảm dần khi bước vào giai đoạn dậy thì. Đối với một số trẻ, rối loạn này sẽ biến mất hoàn toàn sau khi lớn lên, nhưng cũng có trẻ đối mặt với nó đến khi trưởng thành.

Có 2 loại Tic chính, đi kèm với những biểu hiện không giống nhau:

Tic đơn giản liên quan đến một nhóm cơ hoặc âm thanh đơn giản. Tic âm thanh đơn giản bao gồm: Thở dài, ho, lẩm bẩm, các âm thanh khác như tặc lưỡi, hắng giọng, la hét… Tic vận động đơn giản bao gồm: Nháy mắt, chun mũi, nhún vai, lắc đầu, giật cơ hàm.

Sự gia tăng các trường hợp rối loạn Tics gần đây chỉ là một ví dụ về chứng nghiện mạng xã hội có ảnh hưởng đến cơ thể.

Tic phức tạp liên quan đến nhiều nhóm cơ. Tic âm thanh phức tạp bao gồm nói các từ hoặc các câu lặp đi lặp lại và không phù hợp với bối cảnh. Tic vận động phức tạp bao gồm hành động tự vỗ vào người, tự cắn, nhảy nhót, giậm chân, xoay tròn…

Trong khi hiện nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây rối loạn Tic, có một số yếu tố góp phần gây ra tình trạng này, chẳng hạn như lo lắng và căng thẳng. Các chuyên gia cho biết điều này thực sự có thể là do nghiện mạng xã hội như TikTok. Các nền tảng mạng xã hội gây ra những cảm xúc tiêu cực cực độ là nguyên nhân gây lo lắng và căng thẳng.

Sự gia tăng các trường hợp rối loạn Tics gần đây chỉ là một ví dụ về chứng nghiện mạng xã hội có ảnh hưởng đến cơ thể. Việc sử dụng mạng xã hội rộng rãi cũng có nguy cơ dẫn đến các vấn đề như đau cổ, đau lưng, đau đầu và hội chứng ống cổ tay.

Cùng với đó, nghiện mạng xã hội còn dẫn đến các vấn đề về thị lực hoặc chứng mất ngủ cũng như khiến mọi người bỏ bê việc vệ sinh cá nhân hoặc chế độ ăn uống của mình.

Xem thêm:

Xem thang điểm các loại thực phẩm từ tốt nhất để tệ nhất, để có lựa chọn lành mạnh cho gia đình

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/bac-si-canh-bao-ve-hoi-chung-giong-roi-loan-tic-gay-hai-cho-tre-nho-co-the-lien-quan-den-tiktok-32473/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY