Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Bác sĩ người Việt từng là F1: Đừng hô khẩu hiệu chung chung, nghĩ xem mình có tật gì tăng nguy cơ nhiễm virus

Covid trở về, dậy nên một đợt hoảng loạn mới. Ở đâu cũng nghe kêu gọi khẩu trang, dãn cách, rửa tay rồi lại rửa tay, dãn cách, khẩu trang....

Với sự ngại ngần vì là cư dân ổ dịch lớn nhất thế giới, với sự e ấp của một người đã từng là F1, xin mạn phép nhắc vài ý.

Chuyện rửa tay cần thiết như thế nào thì không phải nói. Khi nào cần rửa tay thì cũng khỏi nói luôn, đại khái là mọi lúc mọi nơi.

Thế nhưng, bạn có biết một số chuyện liên quan đến dung dịch khử khuẩn tay (HS: hand sanitizer)?

1. HS cũng có hạn dùng, thường là 3 năm sau khi đưa lên kệ hàng. Tuy nhiên, khi còn đóng kín thì hạn dùng này được bảo đảm. Khi bạn đã mở ra, ethanol sẽ bay hơi rất nhanh và khó mà giữ được chai HS đó trong 3 năm.

2.Trước đại dịch Covid, hầu hết các chai HS đều dùng ethanol 70 %, một vài nhãn hàng có thể dùng 75, 80%. Nếu bạn để ý, trong muôn vàn nhãn hàng mới xuất hiện gần đây, họ chỉ dùng ethanol 60 đến 62%, vừa đủ đảm bảo yêu cầu của cơ quan y tế. Vấn đề là , chỉ cần mở ra vài tuần, trong cái nóng hầm hầm của một xứ nhiệt đới, cái nồng độ ethanol 60% đó tồn tại được mấy ngày? Người tiêu dùng không mấy ai quan tâm đến điều này, họ chỉ cần có cái để quẹt vào tay, cho yên cái bụng. Đem chai HS 60% trong túi, một ngày mở ra 100 lần, ai nói được đến cuối ngày nó còn 60% hay 55% ?

3. Không những hạ thấp nồng độ ethanol một cách hợp pháp, nhiều nhà sản xuất còn tìm cách tăng lợi nhuận bằng cách dùng ethanol công nghiệp thay vì ethanol y tế. Vấn đề của các ethanol công nghiệp là nó không đủ tinh khiết và có nhiều tạp chất. Không kể một trường hợp gần đây bị FDA tóm cổ vì chứa gốc gây ung thư Aldehyt, một đám HS bị điểm danh vì chứa methanol với nồng độ khác nhau từ 1-80%. Phần lớn chúng có nguồn gốc từ anh bạn hàng xóm là Mexico.

Methanol vốn là chất độc, không được phép hiện diện trong HS dù với liều lượng nhỏ như thế nào. Để bạn thấy tầm nghiêm trọng của nó, xin biết là đã có khoảng 75 nhãn hàng bị vạch mặt và chúng len lỏi vào cả các hệ thống siêu thị lớn nhất như Target hay Walmart. Tất nhiên, trong thông tin cho người tiêu dùng không hề có tên Methanol, nhưng chúng không thoát được hệ thống kiểm nghiệm của FDA.

Vậy, với một hệ thống kiểm duyệt hùng mạnh như FDA, vẫn có một lượng khổng lồ HS độc hại tràn vào Mỹ. Bạn có tin là Việt Nam không hề có nhãn hàng HS nào mang hóa chất độc hại ? Riêng về triệu chứng ngộ độc Methanol, các bạn tìm hiểu thêm, chỉ muốn nhắc là nó cực kỳ nguy hiểm với trẻ em. Còn ở Việt Nam, ch*t vì rượu lậu chứa methanol gặp hoài.

4.Trên thực tế, những thông tin gần đây cho thấy việc truyền Covid chủ yếu là từ người sang người. CDC cho rằng việc lây lan qua các mặt tiếp xúc là có thể, nhưng không phải là con đường chính. Tất nhiên, khuyến cáo rửa tay là không thay đổi nhưng tôi cho rằng nhận xét này khá hợp lý. Nếu lây qua tiếp xúc trung gian dễ dàng, có lẽ đầu mùa tới giờ mình đã bị nhiễm 3,4 đợt rồi.

BS Võ Xuân Quang tốt nghiệp Đại học Y dược TPHCM năm 1987, cựu nội trú Bệnh viện Chợ Rẫy, nguyên trưởng khoa Nội soi của Bệnh viện Chợ Rẫy. BS Võ Xuân Quang được đào tạo chuyên sâu ở Nhật và đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ bác sĩ nội soi chẩn đoán và điều trị ở miền Nam và miền Trung Việt Nam. Hiện ông sinh sống và làm việc tại Hoa Kỳ.

5. Vậy thì có lẽ ta nên tìm các loại HS hàng hiệu, nồng độ cao nhỉ ? 70% hay 75%, 80% càng tốt chứ sao? Bạn ơi, nếu làm việc với chính sách gel in gel out, nếu có nhiều bệnh nhân, nếu phải rửa tay cả trăm lần ... Đến cuối ngày, hẳn bạn sẽ khóc ròng khi nhìn bàn tay của mình. Nó khô queo, quắt quéo, nhăn nheo vì mất nước khi tiếp xúc liên tục với ethanol nồng độ cao, nhất là khi không có bè lũ vitamin dưỡng da gì gì đó.

6. Cuối cùng, dù biết nhưng bạn không để ý, hoặc sẽ lơi là trong một phút lơ đểnh : bạn sẽ rửa tay không đủ thời gian ( ít hơn 20s), không đủ không gian( sót dưới móng, kẽ tay, mu ngón v.v..) và đương nhiên là không đủ hiệu quả. Thật vậy, cứ nhìn quanh mà xem, có rất nhiều người chỉ xịt tí ti, xoa hai lòng bàn tay vài cái... và xong.

Vậy, mục đích của bài viết này là bảo bạn đừng rửa tay ? À, không phải vậy. Tôi chỉ muốn nhắc mình và nhắc bạn, ta rửa tay để làm gì ?

Coronavirus, nếu nó đeo vào tay bạn, thì nó cũng chẳng làm được gì. Nó chỉ nằm đó, chờ thời. Chờ một lúc nào đó bạn ngứa mũi, âm thầm ngoái mũi một cách sung sướng. Hay là chờ bạn ngứa mắt, đưa tay dụi mắt một cách hả hê... thì khi đó, nó mới từ từ, từ từ bò vào người bạn ( hay nói đúng hơn là bạn hít nó vào vì virus vốn không có chân 😁).

Vậy nên, điều tôi muốn nói là nếu bạn có thể rửa tay đúng quy trình trăm lần như một, quá tuyệt vời. Chỉ là cần cảnh giác với một vài khoảnh khắc lơ đểnh, một vài hành vi tự gây nguy cơ cho mình, để ngăn chặn kịp thời.

Đừng hô hào khẩu hiệu rửa tay, rửa tay, rửa tay một cách chung chung, hãy tùy biến nó vào con người của bạn. Vì mỗi người đều có tật riêng, hãy bình tĩnh suy nghĩ xem cái tật của mình là gì để đưa ra khẩu hiệu phù hợp với bản thân.

Thử nhé :

- Bạn hay lau kính : " Đừng lau rồi rửa, hãy rửa rồi lau" .

- Bạn hay dụi mắt : " Rửa cái tay, day con mắt "

- Bạn hay ngoáy mũi : " Rửa tận tâm, ngoáy yên tâm".

Đùa chút vậy thôi. Ngày đọc thần chú 10 lần, cho nhớ.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/bac-si-nguoi-viet-tung-la-f1-dung-ho-khau-hieu-chung-chung-nghi-xem-minh-co-tat-gi-tang-nguy-co-nhiem-virus-20200731204510414.htm)

Tin cùng nội dung

  • Vụ việc có ít nhất 31 người nhập viện, 3 người Tu vong do ăn phải táo nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes tại Mỹ cho thấy nếu ăn trái cây không đảm bảo an toàn (nhiễm Thu*c bảo vệ thực vật, giun sán, vi khuẩn...) sẽ đe dọa sức khỏe người sử dụng.
  • Gần đây xuất hiện nhiều người làm nghề buôn bán đồng nát chuyên thu mua vỏ lon sữa bột với giá cao bất thường. Những vỏ lon sữa này trước đây họ mua tính bằng cân thì bây giờ tính theo chiếc và có giá cao hơn tới chục lần so với bình thường.
  • Phân biệt thịt lợn sề giả bò như thế nào khi nhiều người đã “hô biến” và thu được lợi nhuận khủng, bất chấp nguy cơ sức khỏe cho khách hàng?
  • Mùa hè oi bức khiến nhiều người chán ngấy với các loại đồ chiên, đồ xào, họ tìm đến các loại rau quả khoái khẩu để bổ sung năng lượng. Nhưng không phải loại rau nào cũng nên ăn nhiều vào mùa hè.
  • Những động thái này nhằm thông tin cho người dùng rõ ràng hơn về những gì họ đang ăn. Nhưng vẫn còn các loại thực phẩm khác còn chưa được dán nhãn cảnh báo tương xứng.
  • Nếu không biết cách uống thì nước dừa lại rất có hại cho sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
  • Mặc dù có rất nhiều dinh dưỡng nhưng thời gian gần đây giá đỗ không còn nằm nhiều trong thực đơn của những bà nội trợ bởi thị trường giá “bẩn” đang tràn lan.
  • Từ mỡ lợn đến bơ, từ dầu hạt cải, dầu vừng đến “mốt” mới nhất là dầu dừa, dầu ôliu… đều được khẳng định là rất tốt cho sức khoẻ. Vậy nhưng chúng có thực sự là những loại chất béo tốt nhất dùng để nấu nướng?
  • Từ 1/3/2015, theo Nghị định 100/2014/NĐ-CP, các sản phẩm sữa dành cho trẻ dưới 2 tuổi đều bị cấm quảng cáo...
  • Thời gian qua, lực lượng chức năng liên tục phát hiện những lô sữa, thực phẩm nhập lậu ngay tại cửa hải quan hoặc đang được buôn bán công khai trên phố.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY