Dinh dưỡng hôm nay

7 loại rau không nên ăn nhiều vào mùa hè

Mùa hè oi bức khiến nhiều người chán ngấy với các loại đồ chiên, đồ xào, họ tìm đến các loại rau quả khoái khẩu để bổ sung năng lượng. Nhưng không phải loại rau nào cũng nên ăn nhiều vào mùa hè.
Có những loại rau nếu ăn một lượng vừa phải thì có tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là danh sách những loại rau không nên ăn nhiều">không nên ăn nhiều vào mùa hè:

Đây là loại rau thu hút rất nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy nên các chủ vườn thường tăng cường tưới các loại Thu*c trừ sâu và phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Điều này sẽ rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, Thu*c trừ sâu trong rau sẽ còn cao do không có đủ thời gian để phân hủy.

Bên cạnh các loại rau muống và rau cải thì rau mồng tơi để được lá tốt và thêm xanh mởn như trên thị trường cũng cần Thu*c kích thích tăng trưởng.

Cà chua tây (tomato) có chứa loại độc tố là tomatidihe. Khi cà chua chín đỏ, hàm lượng tomatidine chỉ còn rất nhỏ, bởi trong quá trình cà chua chín đỏ (chín cây hoặc chín dấm) thì độc tố này chuyển hoá thành chất không độc. Nhưng với cà chua ương ương (nhất là cà chua xanh) thì hàm lượng tomatidine rất cao, có thể lên tới 58mg/100g cà chua xanh, thường xuất hiện các triệu chứng trúng độc tomatidine như váng đầu, lợm giọng nôn oẹ, nhểu nước dãi (nước miếng), trường hợp nặng nếu không cấp cứu rửa ruột, giải độc kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Đây là một loại rau quả được rất nhiều người thích bởi đậu đỗ rất dễ chế biến, có thể xào, luộc đều được. Tuy nhiên, loại quả này lại xếp “đầu bảng” trong danh mục những loại rau quả bị phun nhiều Thu*c trừ sâu nhất. Từ khi khai hoa, kết trái người trồng bắt đầu phun Thu*c, vài ngày lại phun một lần. Vì vậy, lượng Thu*c trừ sâu sẽ không kịp phân giải hết và có thể ngấm vào bên trong qua lớp vỏ rất mỏng của quả. Khi người tiêu dùng mua về, dù có ngâm, rửa kỹ thì cũng chỉ hạn chế được phần nào độc tố chứ không loại trừ hết được.

Cũng nằm trong danh sách như đậu đỗ, dưa chuột luôn phải “sống” với nhiều loại Thu*c kích thích, Thu*c trừ sâu ngay từ khi mới bắt đầu mọc lên. Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ thì bị ngộ độc là khó tránh. Thực tế, có người ăn dưa sau khi đã cẩn thận ngâm rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc.

Giá đỗ nếu được ủ theo cách truyền thống sẽ rất sạch sẽ, tươi ngon. Tuy nhiên do người bán hàng muốn rút ngắn thời gian ủ để cho Thu*c kích thích, ure để giá mọc nhanh hơn, mầm to, cho năng suất cao hơn. Không có thời gian để Thu*c phân hủy hết nên ăn giá rất độc, rất nguy hiểm.

Rau muống được trồng tại ao, hồ, sông, nguồn nước bị ô nhiễm, có thể chứa rất nhiều loại giun sán, ký sinh trùng. Loại rau này dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng nên nhiều nông dân vì lợi nhuận đã sử dụng các loại Thu*c kích thích, trừ sâu, thu hoạch không đúng hạn đem bán ra thị trường. Điều đó gây nguy hiểm đối với sức khỏe người sử dụng.

Mua hè thay vì kết thân với các loại thực phẩm trên bạn nên chọn các rau củ quả có tính mát, địa chỉ uy tín. Khi ăn có thấy dấu hiệu lạ nên đến sớm các đơn vị y tế để thăm khám

Lily/ Báo Gia đình & Xã hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-7-loai-rau-khong-nen-an-nhieu-vao-mua-he-11050.html)

Tin cùng nội dung

  • Cháu không cảm thấy mót tiểu, nước tiểu ít mặc dù cháu uống nước nhiều. Không biết đây là bệnh gì?
  • Các bác sĩ thuộc Viện nghiên cứu Karolinska (Thụy Điển) vừa công bố trên tạp chí chuyên ngành Clinical Gastroenterology Hepatology: ăn nhiều đường dễ bị viêm tụy cấp.
  • Mangyte cho tôi hỏi, bị viêm dạ dày có cần phải kiêng cữ loại thức ăn gì hay không? Ăn món gì thì hạn chế được bệnh?
  • Loét dạ dày tá tràng là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Nắng hè oi bức là nguyên nhân dẫn tới các bệnh ngoài da như: mẩn ngứa, rôm sảy, mụn nhọt, chốc lở... Dưới đây xin gợi ý cách trị các chứng bệnh ngoài da này bằng cỏ cây, hoa lá.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Rau mồng tơi là món ăn không thể thiếu khi trong người nóng nực sinh ra táo bón. Bà con chỉ biết đến tác dụng nhuận trường của mồng tơi, nhưng mồng tơi còn nhiều tác dụng khác.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?