Tâm sự hôm nay

Bác sĩ nội trú không phải là... nô lệ

Ai đã trải qua thời làm nội trú chắc không ít lần bị chì chiết, sỉ vả và bị nhồi nhét vào đầu bác sĩ nội trú phải làm việc như nô lệ.
Ai đã trải qua thời làm nội trú chắc không ít lần bị chì chiết, sỉ vả và bị nhồi nhét vào đầu "bác sĩ nội trú phải làm việc như nô lệ".

Lúc tôi làm nội trú Phẫu thuật lồng ngực - tim mạch đã qua rồi cái thời bác sĩ nội trú phải (hoặc là được) ở lại bệnh viện 24/7, đơn giản vì bệnh viện không còn phòng cho bác sĩ nội trú nữa. Tôi không phải lang thang lờ đờ như những con ma bất cứ khi nào có ca cấp cứu, có bệnh trở liên quan đến chuyên khoa của mình, ở khoa này hay khoa khác. Nhưng tôi vẫn "được" đối xử như là "nô lệ". Tôi vẫn phải trực 2 đến 3 lần/1 tuần. Trong 24 giờ trực đó, tôi đi khắp bệnh viện mỗi lần có điện thoại, chuyện nhỏ thì tự giải quyết, chuyện lớn thì gọi đàn anh, và đương nhiên lúc nào cũng phải có mặt tại "hiện trường", cho dù hiện trường đó là phòng cấp cứu hay phòng mổ, hay bất kì khoa nào khác. Hầu như đi trực là không có giờ ngủ đâu, nên tranh thủ chợp mắt được lúc nào là ngủ lúc đó, nằm được ở đâu là ngủ ở đó thôi. 7h sáng, người khác ra trực, còn nội trú thì ở lại phụ mổ tiếp những ca trong ngày. Dường như đã là luật: nội trú không ra trực (nghỉ ngày hôm sau trực).

Thành thật mà nói, tôi vô cùng cảm ơn những tháng ngày nội trú, và nếu được làm lại, nếu được cho ai đó lời khuyên, tôi vẫn nói rằng: nếu muốn thành công trong nghề Y, hãy vào nội trú. Vì đó là chiến trường, đó là lò luyện công, ở đó bạn không có lựa chọn khác là làm và làm, là bật dậy như người máy mỗi khi nghe tiếng điện thoại, là đi như người ngủ mơ trong bệnh viện, là luôn có mặt ở tất cả mọi nơi. Ở đó, bạn không thể dừng lại!

Tuy nhiên, nếu được đứng ở vị trí người quản lý, tôi cho rằng chúng ta đang làm những điều ngược đời.

1/ Chúng ta đang coi thường sinh mạng của người bệnh. Tôi thừa nhận hầu hết bác sĩ nội trú là những người có nhiệt huyết, đam mê học hỏi, nhưng không vì vậy mà họ không mệt mỏi về mặt tinh thần lẫn thể xác sau những giờ trực và làm việc liên tục. Ở Mỹ gần đây đưa ra luật giới hạn thời gian làm việc của bác sĩ nội trú, cùng với công bố số liệu, hậu quả của sự mệt mỏi đó lên chất lượng chăm sóc y tế.

2/ Chúng ta chưa sử dụng bác sĩ nội trú một cách có hiệu quả. Bằng cách xem họ là "nô lệ", chúng ta mặc định rằng họ phải có mặt mọi lúc mọi nơi. Hậu quả là nhiều khi lúc chúng ta cần thì họ đã quá mệt và không thể làm việc như mong muốn. Tôi cho rằng chỉ cần thiết kế lại thời gian biểu của họ, sắp họ vào đúng những lúc chúng ta cần, như vậy lực lượng này sẽ trở thành cánh tay rất đắc lực. Tiếc rằng, có thể chính những người quản lý cũng chưa hình dung "lúc cần" là lúc nào, và "thiết kế lại" là như thế nào.

3/ Chúng ta chưa có một chương trình học hợp lý. Tôi chưa thấy một bộ môn nào có một "lộ trình" rõ ràng cho bác sĩ nội trú: thực hiện được loại phẫu thuật gì, bao nhiêu trường hợp, ai là người theo dõi, trợ giúp. Mục tiêu sau 1 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm, hoặc là tốt nghiệp. Rõ ràng là chúng ta rất mơ hồ trong cách đào tạo và tiêu chuẩn chất lượng. Ở Mỹ, bác sĩ nội trú khi tốt nghiệp phải thực hiện được số trường hợp nhất định những loại phẫu thuật được đề ra. Lại nói về cái qui định giới hạn giờ làm việc của bác sĩ nội trú ở Mỹ: khi luật này ra đời, cộng đồng bác sĩ nội trú đã phản đối vì như vậy đồng nghĩa với việc họ phải làm thêm 1,2 năm nữa tại bệnh viện để đủ điều kiện tốt nghiệp. Rõ ràng những người quản lý ở Mỹ không nhìn chương trình đào tạo bằng số năm học, mà bằng chất lượng của đầu ra như thế nào.

Bên cạnh chế độ nghèo nàn mà bệnh viện nước ta dành cho nội trú, hậu quả của quan niệm "bác sĩ nội trú là nô lệ" vừa làm cho chất lượng bác sĩ nội trú đi xuống, chất lượng chăm sóc y tế đi xuống, và lãng phí một lượng lớn nguồn nhân lực và năng suất.

BS. Phạm Ngọc Trung

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bac-si-noi-tru-khong-phai-la-no-le-8389.html)

Chủ đề liên quan:

bác sĩ nội trú nô lệ nội trú

Tin cùng nội dung

  • Thế là điều kỳ diệu đã không đến với BS. Nguyễn Thị Hạnh, bác sĩ nội trú của khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai sau một thời gian chống trọi với căn bệnh ung thư. Bác sĩ Hạnh đã qua đời vào ngày 16/11/2018 ỏ tuối 33. Thông tin từ BV Bạch Mai cho biết.
  • Mỹ-Erika Rangel, 42 tuổi, bác sĩ phẫu thuật nội trú, trợ lý Giáo sư Đại học Harvard, không thể trễ ca trực bệnh viện trong khi con trai đang sốt.
  • (MangYTe) - Mong muốn nâng cao dịch vụ khám, chữa bệnh, bệnh viện xây dựng tòa nhà điều trị nội trú theo tiêu chuẩn quốc tế, diện tích 23.000m2.
  • (MangYTe) - Đó là kết quả hoạt động năm 2018 của Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An được nêu tại Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2018, phương hướng năm 2019 được tổ chức vào ngày 27/12.
  • Báo Sức khỏeĐời sống (Suckhoedoisong.vn) tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tiếp với chủ đề “Cách phòng tránh các bệnh thường gặp trong mùa đông” vào 14h30, thứ sáu, ngày 27/11/2015.
  • Nuốt dị vật là một vấn đề thường gặp với trẻ em ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở những lứa tuổi khác (ví dụ, trẻ dưới 6 tháng đôi khi nuốt phải dị vật do các anh chị của chúng “nghịch ngợm” khi đang chơi đùa). Việc này có thể xảy ra trước sự chứng kiến của bố mẹ. Với trẻ lớn và người lớn thì nuốt dị vật ít xảy ra hơn nhưng không phải không có.
  • Báo Sức khỏeĐời sống (Suckhoedoisong.vn) tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tiếp với chủ đề “Cách phòng tránh các bệnh thường gặp trong mùa đông” vào 14h30, thứ sáu, ngày 27/11/2015.
  • Sáng 8/11, Trường ĐH Y Hà Nội tổ chức lễ lỷ niệm 40 năm đào tạo bác sĩ nội trú (BSNT) BV. Là học viên BSNT khóa 9 của trường ĐH Y Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến- Bộ trưởng Bộ Y tế, đã không kìm được xúc động khi phát biểu tại buổi lễ cũng như trong chương trình tọa đàm 40 năm đào tạo BSNT…
  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, ước tính đầy đủ số đối tượng được hưởng chính sách nội trú theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
  • Dịp tết nào cũng vậy, bệnh nhân vào cấp cứu đông đến mức có hôm không còn cáng để nằm và bệnh nhân được phân loại nhẹ phải ngồi ghế chờ khám, ưu tiên cáng cho bệnh nhân nặng hơn. Ngày mình trực cũng vậy, một mình cùng mấy nội trú làm đến không có thời gian ăn trưa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY