Tin tức hôm nay

Tin tức

Bác sĩ quân y ở tuyến đầu phòng dịch

MangYTe - Hằng ngày phải tiếp nhận, cách ly chăm sóc, khám bệnh cho hơn 400 người dân từ Trung Quốc trở về, phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm, nhưng cán bộ chiến sĩ, đặc biệt là các y, bác sĩ của Trung đoàn 123 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn), vẫn ngày đêm ân cần thăm hỏi, động viên người dân yên tâm cách ly để tránh lây lan trong cộng đồng.

Thiếu tá Nguyễn Công Hạnh tuyên truyền cho người dân khi vào khu cách ly của Trung đoàn 123.

Chúng tôi ngồi giữa lán trại dựng tạm của Trung đoàn 123, nơi đón tiếp những người dân từ biên giới trở về , chứng kiến công việc của Thiếu tá, Nguyễn Công Hạnh, Chủ nhiệm quân y Trung đoàn 123.. Khu vực lán từ bạt, đến bàn ghế, đều được phun Thu*c khử trùng, dù thỉnh thoảng có những cơn gió mùa đông bắc lạnh buốt thổi đến, thì không khí vẫn đặc quánh mùi Thu*c. Ngồi cả buổi sáng đến trưa muộn, tôi không thể nào chia tay nổi với Thiếu tá, Nguyễn Công Hạnh, khi nghe kể về những công việc thầm lặng mà cán bộ, chiến sĩ, cùng với đội ngũ y, nơi đây hằng ngày luôn phải thao thức, lo lắng, kiểm tra sức khỏe cho người dân ở trong khu cách ly, không để xảy ra sai sót, khi phát hiện sự bất thường phải cách ly người bệnh để kịp thời cứu chữa.

Trong câu chuyện, Nguyễn Công Hạnh nói về thời khắc đáng nhớ: Sáng 3-2, tôi xin phép đơn vị về quê ở xã Đào Viên, huyện Quế Võ (Bắc Ninh) mừng thọ mẹ 90 tuổi, thì chiều đã nhận được điện lên đơn vị ngay để nhận nhiệm vụ "đặc biệt". Từ chiều hôm đó đến 9 giờ tối, đơn vị tiếp nhận 128 người dân được nước bạn trao trả về qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Chưa bao giờ, đơn vị tiếp nhận lượng người đông và đủ loại đối tượng, lứa tuổ như vậy. Trong đó có những em bé hai tuổi, những người già, sống ở nhiều tỉnh, thành phố từ bắc đến nam; có cả hộ gia đình sang làm ăn sinh sống trên nước bạn...

Trước đó, đơn vị đã chuẩn bị các khâu như: phun Thu*c khử trùng, toàn doanh trại di chuyển quân nhân tại ngũ, nhường lại vị trí cho người dân từ vùng dịch trở về; bố trí chỗ ăn ở; hướng dẫn người dân cách đeo khẩn trang, tuyên truyền hướng dẫn bà con về cách phòng, chống dịch bệnh Covid-19; bố trí khám sàng lọc, đo thân nhiệt ngày hai lần vào sáng và chiều, nếu phát hiện thân nhiệt cao bất thường thì phải đưa đi cách ly. Những ngày đầu, khi mới tiếp nhận bà con trở về, khi khám sàng lọc tại đơn vị đã phát hiện sáu trường hợp nghi nhiễm bệnh Covid-19, đơn vị ngay lập tức chuyển số người này sang Bệnh viện đa khoa tỉnh để điều trị, nhưng may mắn qua kiểm tra, số người này đều âm tính với dịch bệnh Covid-19. Người mắc bệnh mãn tính thì được khám, cấp Thu*c niễm phí ngay tại Trung đoàn.

Để người dân yên tâm cách ly, Trung đoàn còn cử 100 chiến sĩ hằng ngày lo cơm nước miễn phí cho người dân với phương châm: bộ đội được cấp gì thì bà con được cung cấp như vậy. Tại các phòng cách ly công nhân còn được lắp ti-vi, đọc báo cập nhập thông tin cần thiết về dịch bệnh Covid-19. Ngoài chế độ ăn uống hằng ngày, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn còn chỉ đạo lo cho các cháu nhỏ thêm những khẩu phần khác như: sữa, bánh kẹo... Ngoài ra, để bảo đảm sức khỏe, chế độ sinh dưỡng, hằng ngày cán bộ chiến sĩ còn cung cấp nước đun sôi, mua kem đánh răng, bàn chải... để bà con sử dụng, sinh hoạt, bảo đảm không thiếu những nhu cầu tối thiểu.

Trong câu chuyện về nơi ăn ở cho người dân, Thiếu tá, Nguyễn Công Hạnh cho biết thêm: Dù đã chuẩn bị các khâu đón người dân từ vùng dịch trở về tương đối chu đáo, nhưng lúc đầu một số người còn hoang mang, lo lắng, bỡ ngỡ chưa chịu hợp tác với cán bộ, chiến sĩ và y của đơn vị. Họ chưa chia sẻ những khó khăn về cơ sở vật chất của đơn vị, đòi ra khỏi khu cách ly... Nhưng sau vài ngày ổn định, nhiều người đã được tuyên truyền hiểu biết tác hại nguy hiểm của dịch bệnh Covid-19, yên tâm ở lại cách ly và cảm động trước những cử chỉ chăm sóc tận tình của cán bộ, chiến sĩ, y của Trung đoàn.

Chị Nguyễn Thị N. ( sinh 1967), trú tại Đồng Cương, Yên Lạc (Vĩnh Phúc) nghẹn ngào nói: Đang thực hiện cách ly ở đây, vừa rồi nhận được tin ông cụ thân sinh mất, là con gái duy nhất tôi đề nghị được về quê chịu tang cha, nhưng được các y, khuyên giải, động viên không nên về vì bệnh dịch Covid-19 dễ lây lan, sẽ ảnh hưởng đến người thân, cộng đồng dân cư. Nén lại nỗi đau, tôi đã thực hiện cách ly đúng quy định hết 14 ngày mới về quê. Không chỉ được động viên an ủi, tôi còn được lãnh đạo Trung đoàn 123 quan tâm gửi lễ viếng đến tận gia đình.

Chị Vũ Lan H (30 tuổi ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng) trò chuyện: Em lấy chồng ở Tứ Xuyên và sang Trung Quốc đã được ba năm, Tết vừa rồi cùng cậu con trai mới 20 tháng tuổi về thăm nhà nhưng lại đúng vào lúc dịch bệnh bên nước bạn bùng phát, nên vừa về qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị ngày 4-2, khi kiểm tra y tế, hai mẹ con được đưa đến đây cách ly theo dõi sức khỏe. Một hai hôm đầu, mẹ con em rất lo lắng, hoang mang, nhưng rồi được các cô chú nơi đây động viên, chia sẻ rất nhiều nên em yên tâm lắm. Con của em không chỉ được theo dõi sức khỏe hằng ngày mà còn được các chú bộ đội tặng đường, sữa. Những hôm rét buốt, phòng em còn được trang bị cả quạt sưởi ấm vì trong phòng còn có hai chị cũng có con nhỏ... Em rất vui và cảm thấy như ở gia đình vì mẹ con em được cán bộ, chiến sĩ chăm sóc rất ân cần, động viên, giúp em vơi đi nỗi lo lắng và nhớ nhà...

Thiếu tá Nguyễn Công Hạnh khám bệnh cho bà con ở trong khu cách ly.

Vừa đi nhận vật tư y tế về, chưa kịp ngồi ấm chỗ bác sĩ Nguyễn Công Hạnh lại vội vã lấy sổ theo dõi để chuẩn bị đi thăm khám, phát khẩu trang... Nghỉ tay uống chén trà nóng với chúng tôi, Thiếu tá Hạnh chia sẻ: hơn 10 ngày nay, từ khi bà con vào đây, ngày nào cũng hai lần quân y của Trung đoàn phối hợp y, bác sĩ của Bệnh viện đa khoa tỉnh tiến hành kiểm tra sức khỏe, do thân nhiệt, cấp Thu*c để kịp thời phát hiện những trường hợp bất ổn để chuyển tới bệnh viện tỉnh cách ly điều trị...

Hơn 26 năm gắn bó với ngành quân y, đây là lần đầu tiên Thiếu tá Nguyễn Công Hạnh và các đồng nghiệp phải đối mặt với dịch bệnh hết sức nguy hiểm, có thể lây lan bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, vì nhiệm vụ được giao và trách nhiệm trước sức khỏe, tính mạng của người dân và sự ổn định, bình an của đất nước, các anh quyết không lùi bước. Nếu bác sĩ chúng tôi lo sợ dịch bệnh thì đã không ở lại bệnh viện để điều trị bệnh nhân. Chúng tôi làm việc vất vả hơn ngày thường và không có ngày nghỉ. Hầu như mọi người đều ngủ lại cơ quan để có thể sẵn sàng đáp ứng những tình huống có thể xảy ra. Tất cả các bộ, chiến sĩ nơi đây đã rất nhiều ngày không được về nhà, không gặp vợ con và người thân trong gia đình.

Trong câu chuyện, Thiếu tá Nguyễn Công Hạnh cho biết thêm, mặc dù nhà cách đơn vị chưa đến 2 km, nhưng suốt từ Tết Nguyên đán đến giờ, anh chưa một lần ra khỏi cổng đơn vị. Hằng ngày chỉ nhắn tin, trò chuyện với vợ con, con gái mới bảy tuổi chưa hiểu được công việc của anh nên thường gọi điện mong bố về nhà... Hiện chỉ mong sao dịch bệnh Covid-19 kết thúc để có thời gian chăm sóc gia đình…

Thượng tá Nguyễn Văn Quyền, Trung đoàn trưởng, Trung đoàn 123 bày tỏ: Thời gian qua cán bộ, chiến sĩ và đặc biệt là các y, bác sĩ quân y của đơn vị cảm thấy rất tự hào khi được giao nhiệm vụ rất quan trọng "chống dịch như chống giặc", với những nỗ lực thực hiện nghiêm quy trình cách ly không để lây nhiễm ra cộng đồng dân cư. Việc làm của những cán bộ, chiến sĩ và các y, bác sĩ đơn vị cũng như sự phối hợp của các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh rất đáng được biểu dương, ghi nhận. Kỷ luật là sức mạnh của quân đội, phục vụ nhân dân là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng nên dù trong hoàn cảnh nào, công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 còn khó khăn kéo dài, thì cán bộ chiến sĩ và đội ngũ y bác sĩ nơi đây vẫn quyết tâm vì nhân dân phục vụ...

Bài, ảnh: HÙNG TRÁNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/y-te/tin-tuc/item/43288502-bac-si-quan-y-o-tuyen-dau-phong-dich.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY