Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bác sĩ tại nhà: F0 và hậu Covid-19 nên kiêng ăn tôm?

(HNMCT) - Hỏi: Sau khi mắc Covid-19, tuy đã âm tính trở lại nhưng tôi vẫn còn ho nhiều. Tôi được khuyên rằng khi đang còn ho thì không được ăn tôm, cá. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

(HNMCT) - Hỏi: Sau khi mắc Covid-19, tuy đã âm tính trở lại nhưng tôi vẫn còn ho nhiều. Tôi được khuyên rằng khi đang còn ho thì không được ăn tôm, cá. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Mầu Thị Thúy (phường Kim Giang, quận Thanh Xuân).

Đáp: Ho cũng là một triệu chứng thường gặp khi mắc Covid-19. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài thì sẽ dẫn đến đau rát họng, đau đầu, viêm tai giữa, mất ngủ. Từ xa xưa, dân gian vẫn kiêng ăn tôm, cá, cua khi bị ho, điều đó là có cơ sở vì tôm, cua gây ho do phần vỏ và càng, chân của tôm, cua, vảy cá cứng có thể gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp và dễ bị mắc, dính ở cổ họng, gây ngứa, ho. Với các loại tôm nhỏ không thể bỏ vỏ thì khi ăn vào có thể làm cơn ho dữ dội hơn. Tuy nhiên, không nên vì thế mà kiêng tanh hoàn toàn. Thịt tôm, thịt cá không phải là nguyên nhân gây các cơn ho hoặc khiến cơn ho nặng thêm.

Tôm là thực phẩm giúp bổ sung canxi cho cơ thể, là nguồn cung cấp protein giá trị cho sức khỏe con người, nhất là với F0 cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Tuy nhiên, những người bệnh có cơ địa dị ứng thì cần tránh ăn tôm và các thực phẩm dễ gây dị ứng.

Cần lưu ý về cách chế biến tôm cho người bệnh Covid-19. Nên bóc sạch vỏ tôm do vỏ, càng, râu nếu còn sót lại sẽ có thể bị dính, vướng ở miệng hay họng trong khi ăn, dẫn đến ho nhiều hơn. Ngoài ra, cũng cần chú ý chế biến các món ăn ở dạng mềm, lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo tôm, súp tôm, bún hay bánh đa nấu tôm...

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1027818/bac-si-tai-nha-f0-va-hau-covid-19-nen-kieng-an-tom)

Tin cùng nội dung

  • (HNMCT) - Hỏi: Mỗi khi đi dưới ánh mặt trời lâu là tôi lại bị sưng, ngứa một số vùng da của cơ thể. Có cách nào để giảm tình trạng này hay không, thưa bác sĩ? Nguyễn Minh Hà (phố Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội)
  • (HNMCT) - Hỏi: Tôi 36 tuổi và bị đau lưng từ 2 năm nay. Khi tới bệnh viện chụp cộng hưởng từ, X-quang, bác sĩ nói tôi trượt đốt sống L5S1 khoảng 1/3. Tôi rất lo lắng vì được biết trường hợp của tôi chỉ có phương pháp phẫu thuật là khả thi. Xin hỏi bác sĩ, có thể làm giảm triệu trứng bằng cách bổ sung canxi không?
  • (HNMCT) - Hỏi: Tóc tôi bị khô cứng, xơ và hay có gầu, thời gian gần đây lại hay bị rụng. Đây có phải dấu hiệu thiếu canxi không, thưa bác sĩ?
  • (HNMCT) - Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi có người nhà bị bệnh đái tháo đường đã từng mắc Covid-19, vậy xin hỏi bác sĩ, người nhà tôi có cần tiêm vắc xin phòng Covid-19 hay không? Nếu tiêm thì có đạt được miễn dịch suốt đời hay vẫn cần phải tiêm nhắc lại?
  • (HNMCT) - Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi chuẩn bị đi tiêm vắc xin Covid-19. Tôi được biết sau khi tiêm vắc xin có thể sẽ rất mỏi mệt. Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên về việc tăng sức đề kháng sau khi tiêm phòng? Phạm Thị Thanh Huyền (Kim Mã, Hà Nội)
  • (HNMCT) - Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi bị viêm mũi dị ứng dẫn đến đau tai, nghe kém. Vậy tôi phải làm gì để hạn chế tình trạng bệnh? Bệnh viêm mũi dị ứng có thể khỏi hẳn khi điều trị bằng Thu*c hay không, và nên phòng bệnh như thế nào để khỏi lây sang người khác?
  • (HNMCT) - Hỏi: Do thường xuyên phải ngồi bán hàng ngoài trời nên tôi rất sợ bản thân bị sốc nhiệt khi nắng nóng. Bác sĩ có thể cho biết dấu hiệu sốc nhiệt và cách để phòng tránh? Nguyễn Văn Chiến (Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội)
  • (HNMCT) - Hỏi: Mắt tôi mới xuất hiện dấu hiệu đỏ, có dử. Xin được hỏi bác sĩ, đau mắt đỏ khác thế nào với mộng mắt? Đau mắt đỏ có thể tự khỏi mà không cần điều trị hay không?
  • (HNMCT) - Hỏi: Thưa bác sĩ, gần đây trên cánh tay của tôi xuất hiện vết loét đỏ có hình đồng xu. Tôi được biết đây là bệnh chàm đồng tiền. Vậy tôi phải đến đâu để khám và điều trị, bệnh này có thể chữa dứt điểm được không?
  • (HNMCT) - Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi nghe nói về cách phát hiện ung thư qua xét nghiệm máu, tuy nhiên, tôi vẫn không rõ việc xét nghiệm này có chuẩn xác không? Và, nếu muốn xét nghiệm thì tôi nên tới đâu để thực hiện?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY