Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bài 1: Ghi ở Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh Nghệ An

MangYTe- Thời gian qua, những chiến sĩ áo blouse trắng tỉnh Nghệ An đã nỗ lực, kiên cường vượt qua khó khăn, góp phần vào chiến thắng đầu trên mặt trận chống “giặc Covid-19” của tỉnh.

Kiểm tra khu cách ly tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa hữu nghị Nghệ An).

Là đơn vị đầu mối trong công tác phòng, chống dịch cho cộng đồng, nhiều tuần qua, đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh (CDC) Nghệ An làm việc không ngừng nghỉ. Từ sau Tết Canh Tý tới nay, họ không còn khái niệm ngày nghỉ lễ hay làm việc giờ hành chính. Đến cơ quan từ 7 giờ 30, các nhóm ngay lập tức lên xe ô-tô cùng các đoàn đi lấy mẫu bệnh phẩm ở các vùng, miền. Nhiều hôm vì công việc, mãi đến nửa đêm họ mới về nhà nghỉ được ít tiếng, trước khi tiếp tục công việc vào ngày hôm sau.

Các mẫu bệnh phẩm được chuyển về labo xét nghiệm sinh học phân tử tại Trung tâm CDC để xét nghiệm. Kíp làm việc tại labo này cũng không kém phần vất vả. Hằng ngày, tại phòng áp lực âm, họ tập trung vào tách chiết, làm MIX (pha chế) và căng mắt đọc kết quả. Công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ để tránh nhầm lẫn giữa các mẫu khác nhau.

Tách chiết mẫu bệnh phẩm là nơi nguy hiểm nhất do có kỹ thuật viên làm việc trực tiếp với nguồn lây nhiễm, vì vậy, phòng xét nghiệm được thực hiện theo quy trình một chiều dưới áp lực âm tránh lây nhiễm chéo. Quá trình tách chiết một lô mẫu bệnh phẩm mất khoảng năm tiếng, các kỹ thuật viên phải mặc đồ bảo hộ suốt quá trình làm việc. Trong suốt quá trình tách chiết mẫu ở phòng áp lực âm, các kỹ thuật viên không được ăn uống hay đi vệ sinh, thậm chí có người phải mặc cả bỉm người lớn vì họ làm việc với phương châm “chưa ra khỏi phòng khi chưa làm xong quy trình”!

Cán bộ CDC lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Giữa hai ca tách chiết là thời gian nghỉ giải lao quý giá đối với họ cho việc vệ sinh cá nhân, cơm nước, hay liên lạc về nhà động viên con cái…rồi lại tiếp tục vào “trận”. Khi tập trung xét nghiệm cho toàn bộ số người đang cách ly tại 28 trung tâm cách ly tập trung trong tỉnh, các nhân viên ở phòng xét nghiệm này phải căng mình làm ngày, làm đêm cho kịp theo yêu cầu. Họ luôn trở về nhà muộn, hôm nào được về sớm thì cũng phải 9-10 giờ đêm…

Cán bộ ở đây, mỗi người một hoàn cảnh, phần lớn là phụ nữ có con nhỏ, điều kiện còn nhiều khó khăn. Do tính chất công việc và được sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình, người thân, họ đã sắp xếp công việc gia đình hợp lý để bám cơ quan, bám nhiệm vụ. Chị Bùi Thị Bích Hiền, cán bộ của Phòng xét nghiệm Phân tử được xem là người “khai hỏa” đầu tiên cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Trung tâm CDC cho biết: Khi đang chuẩn bị bữa cơm chiều mùng 5 Tết cho gia đình thì nhận được điện của thủ trưởng: “Đến cơ quan, có việc gấp”!, hớt hải đến nơi, chị được giao nhiệm vụ, chuẩn bị đồ nghề đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa hữu nghị tỉnh Nghệ An) lấy mẫu bệnh phẩm nữ thanh niên mới trở về từ Đà Nẵng bị ho, sốt (người này đã tiếp xúc với hai bố con người Trung Quốc bị dương tính với virus SARS-CoV-2 đầu tiên ở Việt Nam).

Thế rồi, ngay sau nghỉ Tết, chị Hiền cùng mọi người trong cơ quan liên tục theo các đoàn đi lấy mẫu xét nghiệm của những trường hợp có biểu hiện tiếp xúc gần với người bệnh, người trở về từ vùng dịch, từ “ổ dịch” bệnh viện Bạch Mai trở về địa phương. Cuối tháng 3, khi Trung tâm CDC được trang bị máy xét nghiệm virus SARS CoV-2, chị Hiền cùng anh chị em trong phòng lại suốt ngày “ôm” labo xét nghiệm cho đến tận hôm nay.

Tách chiết và pha MIX trong phòng áp lực âm.

Người mà anh em nể phục nhất là Trưởng phòng xét nghiệm Phân tử Bùi Thị Thủy. Mặc dù đang trong giai đoạn nghỉ dưỡng bệnh sau đợt điều trị ở Hà Nội về, nhưng khi Trung tâm CDC hối hả làm việc, chị Thủy đã xung phong trở lại làm việc cùng với lời hứa với cấp trên: “Em chỉ ở vòng ngoài”. Vượt lên sự mệt mỏi, chị Thủy luôn túc trực ở cơ quan, có mặt kịp thời để chỉ đạo, động viên mọi người vượt khó.

Chị Thủy nhớ lại giây phút hạnh phúc, mọi người trong phòng ôm lấy nhau vỡ òa sung sướng, xen lẫn nước mắt khi thành công mẻ xét nghiệm đầu tiên với kết quả đều âm tính vào rạng sáng ngày cuối tháng 3 vừa qua. Đến nay, chị cùng mọi người trong phòng không nhớ đã xét nghiệm được bao nhiêu mẫu vật phẩm và làm việc bao nhiêu tiếng mỗi ngày, mà chỉ nhớ một điều, tất cả các mẫu xét nghiệm đều có kết quả âm tính với virus SARS CoV-2.

Phó Giám đốc Trung tâm CDC Nghệ An Phạm Đình Du cho biết: Để rà soát, ngăn chặn các nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19, Trung tâm đã triển khai kịp thời việc lấy mẫu xét nghiệm ở cộng đồng; triển khai kiểm soát ở các cửa khẩu, đặc biệt là của khẩu Quốc tế Nậm Cắn; đồng thời, tham gia tích cực vào công tác kiểm tra y tế tại các trung tâm cách ly tập trung.

Đến nay, đơn vị đã lấy hơn bảy nghìn mẫu xét nghiệm của những trường hợp có biểu hiện tiếp xúc gần với người bệnh, người trở về từ vùng dịch, và đã có kết quả hơn 6.300 mẫu, tất cả đều âm tính với virus SARS CoV-2. Đặc biệt, đơn vị phối hợp các địa phương, cùng các đoàn công tác lần theo từng địa chỉ của gần 1.000 trường hợp liên quan đến “ổ dịch” bệnh viện Bạch Mai trở về ở rải rác khắp nơi trong tỉnh để lấy mẫu xét nghiệm, cũng như tổ chức cách ly họ tại cộng đồng và trung tâm y tế một cách kịp thời.

Tách chiết và pha MIX trong phòng áp lực âm.

Được biết, Trung tâm CDC Nghệ An vừa kiện toàn tổ chức, khi sáp nhập nhiều đơn vị, cơ sở vật chất còn khá thiếu thốn, nhất là trang thiết bị cho phòng, chống đại dịch. Với quan điểm chỉ đạo “vừa chạy vừa xếp hàng”, lại nhận được sự quan tâm từ nhiều phía, CDC Nghệ An đang từng bước vượt qua khó khăn. Từ chỗ không có máy xét nghiệm, phải gửi mẫu bệnh phẩm ra Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, chờ đợi kết quả, sử dụng máy đọc mini do nhà tài trợ cung cấp, mỗi lần đọc được ba mẫu. Hiện nay, máy mới trang bị, mỗi lần có thể đọc được 96 mẫu. Trung bình mỗi ngày labo xử lý được hơn 300 mẫu ra kết quả, cao điểm nhất có thể xử lý được 499 mẫu; chưa kể việc huy động các máy xét nghiệm hiện đại của Bệnh viện U Bướu, Bệnh viên tư nhân Đa khoa Cửa Đông.

Việc xét nghiệm tại Trung tâm CDC và cho kết quả ngay, thay cho việc gửi mẫu xét nghiệm ra Hà Nội và mong chờ kết quả như trước đây, đã góp phần động viên kịp thời những người đang ở những khu cách ly tập trung yên tâm, khi sớm được cập nhật về tình trạng sức khỏe của mình. Những ánh mắt rạng ngời vui sướng của họ khi nhận được kết quả xét nghiệm âm tính với loại virus nguy hiểm này như là nguồn động viên to lớn nhất, xua đi bao mệt nhọc và vất vả cho những cán bộ, y, bác sĩ, nhân viên ở Trung tâm CDC Nghệ An.

THÀNH CHÂU - TỪ THÀNH

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/y-te/tieu-diem/item/44133102-bai-1-ghi-o-trung-tam-kiem-soat-dich-benh-tinh-nghe-an.html)

Tin cùng nội dung

  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY