Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Bài 1: Quyết liệt trong công việc

(MangYTe) Lần đầu gặp Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh, ít ai ngờ ẩn sâu sau dáng người mảnh mai, dịu dàng của chị là một tính cách quyết liệt, quyết đoán với một cường độ làm việc cao và sức bền đến không ngờ.

Và có lẽ cũng ít người biết, nữ “thuyền trưởng” của ngành BHXH còn có những khoảng lặng rất đời thường...

Ngày 20/11/2014 có lẽ đã trở thành một trong những dấu mốc quan trọng đối với chị Nguyễn Thị Minh. Đó không phải là ngày kỷ niệm đặc biệt nào đối với chị và những người thân trong gia đình mà đó là ngày Quốc hội thông qua Luật BHXH Sửa đổi. Là người đứng đầu Ngành trực tiếp giúp Chính phủ tổ chức thực hiện hai chính sách quan trọng, trụ cột của hệ thống An sinh xã hội Quốc gia, với chị Minh, niềm vui và hạnh phúc thực sự đong đầy khi trong công việc của Ngành đạt được những thành tựu mới...

Tháng 3/2014, khi vừa mới chân ướt, chân ráo về Ngành, chị Minh đã cùng với Ban Lãnh đạo BHXH Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, tham mưu với Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua hai dự thảo sửa đổi Luật BHXH, Luật BHYT - hai đạo luật cơ bản tạo hành lang pháp lý cho công tác tổ chức thực hiện chính sách và cơ chế hoạt động của BHXH Việt Nam sau này.

Còn nhớ quá trình thảo luận đi đến thống nhất nội dung sửa đổi Luật BHXH, trên nghị trường, một số nội dung của Dự thảo nhận được nhiều ý kiến khác nhau, chưa có sự đồng thuận; điển hình là quy định về cách tính lương hưu, về BHXH một lần... Thậm chí ngay trước ngày dự kiến thông qua Luật, có đại biểu Quốc hội đề xuất chưa thông qua Dự thảo Luật tại kỳ họp lần này. Đến tận bây giờ, đồng chí Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, một trong những người gắn bó và theo sát quá trình sửa đổi Luật BHXH, BHYT vẫn không thể nào quên ấn tượng với Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh - ngay trong lần đầu tiên dự một phiên họp tại Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh đã được các đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn về những vấn đề hết sức “nóng” xoay quanh nội dung mới của 2 dự thảo Luật lúc bấy giờ.

Sau khi Luật BHXH (sửa đổi) chính thức được Quốc hội khóa XIII thông qua, có hiệu lực vào ngày 01/01/2016, các thành viên của tổ biên soạn sửa đổi Luật BHXH chia sẻ niềm vui chung về kết quả cuối cùng này. Với riêng chị Minh, niềm vui càng lớn khi quá trình dự thảo Luật có phần công sức của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn hệ thống BHXH Việt Nam, từ Trung ương đến địa phương.

Phấn khởi, vui mừng, nhưng hơn ai hết, chị Minh hiểu, hoàn thiện hành lang pháp lý chỉ là công việc khởi đầu. Chặng đường gian nan đưa chính sách vào cuộc sống còn đang ở phía trước. Khoảng thời gian tiếp theo, chị Minh cùng với Ban Lãnh đạo BHXH Việt Nam chỉ đạo các đơn vị giúp việc tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc bộ, ngành chức năng tham mưu với Chính phủ trong việc ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật. Đặc biệt là việc tham mưu với Chính phủ ban hành các quyết định về việc giao chỉ tiêu BHYT, BHXH cho các địa phương nhằm hiện thực hóa mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân đã được xác định tại Nghị quyết 21-NQ/TW, Nghị quyết 28-NQ/ TW và thể chế hóa tại Luật.

Trong hệ thống BHXH Việt Nam, chị quyết liệt chỉ đạo thực hiện tổng rà soát các quy trình nghiệp vụ, cắt giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới một nền hành chính không giấy tờ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch với cơ quan BHXH. Sau hơn 05 năm, đến nay, mục tiêu BHYT toàn dân đã cơ bản hoàn thành với gần 90% người dân có thẻ BHYT. Số người tham gia BHXH tự nguyện có sự tăng trưởng vượt bậc với tổng số người tham gia gần 600.000 người.

Riêng con số phát triển BHXH tự nguyện trong nửa cuối năm 2018 và năm 2019 lớn hơn tổng số người tham gia của 10 năm trước đó. Đặc biệt, hoạt động phục vụ của Ngành BHXH có sự thay đổi cả về lượng và chất. Số thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHXH giảm mạnh, từ hơn 200 thủ tục xuống còn 27 thủ tục; 100% các thủ tục hành chính đã được thực hiện giao dịch điện tử ở mức độ 3, 4. Nhiều thủ tục hành chính đã được rút ngắn thời gian giải quyết, như thời hạn cấp sổ BHXH từ 20 ngày, cấp thẻ BHYT từ 7 ngày xuống còn 5 ngày, và cấp lại thẻ BHYT ngay trong ngày đối với những trường hợp đang nằm viện hoặc không có thay đổi về thông tin...

Qua đó, đã giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, người lao động khi tham gia giao dịch với cơ quan BHXH. Ngành BHXH đã hoàn thành việc rà soát và cấp mã định danh BHXH cho trên 92 triệu dân. Xây dựng và vận hành Hệ thống thông tin giám định BHYT điện tử lưu trữ hồ sơ khám, chữa bệnh BHYT của trên 85 triệu người tham gia BHYT. Thực hiện kết nối và đồng bộ toàn diện các phần mềm nghiệp vụ... Khi BHXH Việt Nam liên tục thăng hạng và đứng thứ 2 về chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT, xếp thứ 86/190 (tăng 81 bậc) về chỉ số nộp thuế, BHXH trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2018 do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, chị Minh nói giản dị: Đó là công lao của trên 20.000 cán bộ, công chức, viên chức trong toàn hệ thống BHXH. Cá nhân chị chẳng bao giờ nhận chút thành tích nào về riêng mình.

Chính sách BHYT được thực hiện ở nước ta gần 30 năm và đã đóng góp đáng kể vào việc thay đổi cơ chế tài chính y tế quốc gia, bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe và khám, chữa bệnh của nhân dân. Nhưng bên cạnh đó, tình trạng lạm dụng, trục lợi BHYT cũng diễn ra khá phức tạp. Làm thế nào để kiểm soát hiệu quả sử dụng quỹ, để từng đồng quỹ được sử dụng đúng mục đích, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền lợi cho người tham gia? - Câu hỏi ấy luôn trăn trở trong lòng nữ Tổng Giám đốc, không chỉ khi chị đã về công tác trong Ngành mà ngay từ khi chị còn là Thứ trưởng Bộ Tài chính và được giao phụ trách lĩnh vực này. Cán bộ Ngành BHXH có ai là không nhớ những tháng ngày lịch công tác của chị dày đặc các chuyến đi cơ sở, làm việc với cấp ủy, chính quyền địa phương để tăng cường mối quan hệ phối hợp và tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương với công tác quản lý Quỹ khám, chữa bệnh BHYT. Đi thị sát thực tiễn, chị nhận thấy nếu chỉ với hơn 2.000 giám định viên BHYT, muốn kiểm soát tốt việc sử dụng quỹ khám, chữa bệnh BHYT sẽ là điều không tưởng nếu không áp dụng công nghệ.

Đi tham khảo, học tập kinh nghiệm các tổ chức an sinh quốc tế, ý tưởng về một hệ thống giám định điện tử tập trung cứ lớn dần trong tâm thức chị. Những ngày đầu triển khai, có người nghi ngờ, có người phản đối, có người thiếu hợp tác... nhưng với sự nhạy cảm của nhà quản lý chuyên nghiệp, sự tâm huyết của người đứng đầu, chị đã hình dung ra chiến lược ứng dụng CNTT vào các hoạt động nghiệp vụ, coi đây là công cụ hữu hiệu trong quản lý thu, chi, khắc phục sự thiếu hụt nguồn nhân lực do tinh giản biên chế, mang lại sự minh bạch và là chìa khóa để cải cách hành chính thành công. Đến nay, Hệ thống thông tin giám định BHYT với các tính năng giám định tổng hợp, giám định chuyên đề đã từng bước phát huy hiệu quả. Khối lượng công việc thủ công của anh em được giảm bớt, việc giám sát, kiểm soát quỹ khám, chữa bệnh BHYT từng bước khắc phục được những hạn chế - với chị, đó là niềm vui.

Ngọc Ánh

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/bai-1-quyet-liet-trong-cong-viec-post74121.html)
Từ khóa: BHXHBHYT

Chủ đề liên quan:

bhxh bhyt công việc quyết liệt

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte. Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Tôi tên Thu Trân, trong tháng 11/2013 con tôi (sinh năm 2011) có điều trị tại BV Lê Lợi (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Tôi được biết Luật BHYT có quy định trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí điều trị tại các cơ sở y tế công lập. Do cháu chưa có thẻ BHYT nên tôi có xuất trình giấy khai sinh cho bệnh viện nhưng không được giải quyết.
  • Kính thưa Mangyte, Hiện tại em đang cần khám tổng quát để biết mình có bị bệnh gì không, em có bảo hiểm ở tại BV Nhân dân Gia Định thì chi phí khám có tốn nhiều không ạ? Và dịch vụ khám có khác gì so với dịch vụ không có bảo hiểm không ạ? Ngô Minh Phúc - Quận 9, TPHCM)
  • Mẹ tôi là cán bộ hưu trí có thẻ BHYT, mắc bệnh suy thận nặng, BS ở tỉnh đề nghị chuyển đi TPHCM chữa trị. Tôi đưa mẹ đến khám chữa ở BV nhân dân Gia Định có được không? Tôi cần làm thủ tục gì để được hưởng BHYT? (Ngọc Minh - Bình Định)
  • Xin chào Mangyte, Tôi bị hở van tim và BS khuyên nên phẫu thuật, nghe nói chi phí hơn 80 triệu đồng. Tôi có BHYT ở BV quận 5, vậy làm thế nào để được hưởng BHYT ở mức tối đa? Vì nhà tôi cũng không khá giả, các con còn đang tuổi ăn học. Mong Mangyte hướng dẫn giúp, gia đình tôi cảm ơn rất nhiều! (Tuyết Sương – suongsuong…@gmail.com)
  • Chào mangyte, Tôi muốn hỏi là đi khám ở phòng khám đa khoa tư nhân thì được BHYT chi trả như thế nào? Tôi là thương binh hạng 4/4, đăng ký khám chữa bệnh ở BV quận Gò Vấp rồi, muốn chuyển sang BV Nhân dân Gia Định có được không? Thủ tục như thế nào? (Lê Văn Trung, 61 tuổi, TPHCM)
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY