Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc hay từ long nhãn

Theo y học cổ truyền, long nhãn có tác dụng dưỡng huyết, an thần, vào hai kinh tâm và tỳ, thường được dùng chữa suy nhược cơ thể, bổ thần kinh, mệt mỏi, mất ngủ, hay quên, hoảng hốt,...
Theo y học cổ truyền, long nhãn có tác dụng dưỡng huyết, an thần, vào hai kinh tâm và tỳ, thường được dùng chữa suy nhược cơ thể, bổ thần kinh, mệt mỏi, mất ngủ, hay quên, hoảng hốt,... Xin giới thiệu một số bài Thuốc sử dụng long nhãn để bạn đọc tham khảo.

Bài 1: Chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu: long nhãn 15g, hạt sen 20g, hồng táo 15g, lạc nhân 15g, gạo nếp 50g. Tất cả các vị trên cho vào nồi để nấu cháo ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều tối. Dùng 10 -15 ngày.

Bài 2: Bổ tâm, an thần: long nhãn 200g, liên nhục 200g, táo tàu 200g, táo nhân 200g, hoài sơn 200g, lá vông nem 150g, cam thảo 130g. long nhãn, táo tàu, lá vông nem nấu thành cao lỏng; liên nhục, hoài sơn, táo nhân sao giòn, tán nhỏ, rây bột mịn. Trộn cao và bột, đánh đều, làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 20 - 40 viên, chia làm 2 lần.

Bài 3: Chữa mất ngủ: long nhãn 9g, toan táo nhân 9g, khiếm thực 15g, sắc uống trước khi đi ngủ.

Bài 4: Chữa thiếu máu, mất ngủ, thể trạng mệt mỏi: long nhãn 16g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, thục địa 16g. Sắc uống ngày một thang, chia hai lần, uống ấm. Dùng 10 - 15 ngày.

Bài 5: Chữa kém ăn, ra mồ hôi trộm, mệt nhọc: long nhãn 50g, cao ban long 40g. Sắc long nhãn với nước. Thái nhỏ cao ban long cho vào nước sắc long nhãn. Đun nóng để hòa tan. Để nguội, thái thành từng miếng mỏng. Trước khi đi ngủ tối và sáng sớm uống mỗi lần 10g cao này.

Bài 6: Hồi hộp, mệt mỏi, đau lưng mỏi gối: long nhãn 15g, hạt dẻ 10 - 20 hạt, gạo tẻ 50g, đường vừa đủ. Hạt dẻ bóc vỏ, đập vụn nấu với gạo thành cháo, khi cháo được cho long nhãn vào, đun sôi đều, khi ăn thêm đường.

Bài 7: Giải nhiệt, an thần: long nhãn và hạt sen, hai thứ lượng bằng nhau. Hạt sen lột vỏ bỏ tim, luộc chín. long nhãn ngâm nước khoảng 10 phút cho nở mềm. Hòa nước luộc hạt sen với nước lã cho đủ 1 lít nước, cho đường vào, đặt lên bếp nấu sôi cho đường tan, cho hạt sen và long nhãn vào đun sôi nhỏ lửa khoảng 10 phút là dùng được.

Bài 8: Trẻ nhỏ ra nhiều mồ hôi trộm: long nhãn 30g, hồng táo 15g. Sắc nước uống hàng ngày hoặc ăn cả cái.

Bài 9: Bồi bổ sức khỏe sau bệnh nặng dài ngày: long nhãn 20g, ba ba 1 con nhỏ, sơn dược 20g. Ba ba làm sạch, cho long nhãn, sơn dược và nước, thêm gia vị hầm cách thủy ăn trong ngày. Tuần ăn 2-3 lần.

Lương y Nguyễn Văn Quyết

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-hay-tu-long-nhan-n105111.html)

Tin cùng nội dung

  • Phòng chẩn trị y học cổ truyền lương y Phan Văn Lý tọa lạc tại số 45/8 đường Hùng Vương, khu phố 4, thị trấn Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh tuy không lớn nhưng đã trở thành địa chỉ quen thuộc được nhiều bệnh nhân tìm đến.
  • Đã bao giờ bạn gặp hiện tượng vô cùng kỳ lạ trong giấc ngủ? Từ cảm giác thấy đầu nổ tung, đến hành vi T*nh d*c hoặc rối loạn ăn uống về đêm, sẽ khiến bạn hoang mang lo lắng. Bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các hội chứng này.
  • Nhiều người cho rằng ăn hạt sen chữa mất ngủ nhưng thực tế nếu dùng không đúng cách sẽ không có hiệu quả.
  • Thì là là loại rau gia vị rất thơm ngon, nhưng ít ai biết nó còn là vị Thu*c tại nhà rất hữu hiệu.
  • Đông y cho rằng vị thanh cao dùng lâu không có hại mà còn làm cho ăn ngon cơm, chóng tiêu, chữa mệt mỏi về cơ thể và trí não.
  • Theo Y học cổ truyền, Thuốc trặc có vị cay, tính ấm. Có tác dụng khứ ư sinh tân (tiêu trừ ứ tích, sinh tân dịch), tiêu thũng chỉ thống (tiêu sưng thũng, giảm đau), tục cân tiếp cốt (nối gân liền xương).
  • Theo y học cổ truyền, thổ nhân sâm có vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế sinh tân.
  • Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...
  • Dược liệu của vỏ hàu tên Thu*c trong y học cổ truyền là mẫu lệ, có vị mặn, chát, tính hơi lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cố tinh, làm dịu, giảm đau, được dùng trong những trường hợp sau:
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY