Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc trị chứng đại tràng kết nhiệt

Chứng đại tràng kết nhiệt là do táo nhiệt thực hỏa kết lại ở đại tràng, làm cho đại tràng bế tắc.

Chứng đại tràng kết nhiệt là do táo nhiệt thực hỏa kết lại ở đại tràng, làm cho đại tràng bế tắc. nguyên nhân do thể chất của bệnh nhân vốn dương thịnh, hỏa vượng hoặc do ăn nhiều chất cay nóng, béo ngọt hoặc do phế nhiệt giáng xuống đại tràng mà gây nên bệnh.

Biểu hiện đại tiện táo, bí kết, giang môn nóng rát miệng khô phiền khát, nước tiểu đỏ, bụng đầy trướng, đau cự án, bệnh nhân sốt, mặt đỏ, rêu lưỡi vàng khô, có trường hợp lưỡi đen nổi gai, mạch hồng sác có lực. Tùy từng trường hợp mà dùng bài Thuốc phù hợp như sau:

Do đại tràng kết nhiệt sinh ra chứng đại tiện bí kết:

Triệu chứng: Bệnh nhân miệng khô phiền khát, thích uống nước, giang môn nóng rát, tiểu tiện vàng đỏ, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng khô, mạch hồng sác có lực.

Phép trị: Thanh tả kết nhiệt.

Bài Thuốc Lương cách tán: Đại hoàng12g, mang tiêu 8g, chi tử 8g, cam thảo 8g, hoàng cầm 12g, liên kiều 20g, bạc hà 4g. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày.

Vị Thuốc đại hoàng

Do đại tràng kết nhiệt sinh ra chứng phúc thống:

Triệu chứng: Bệnh nhân bụng rắn đầy, đau có khi đau dữ dội, có sốt, cũng có trường hợp nóng toàn thân, miệng khát, buồn nôn, tiểu tiện đỏ mà rít.

Phép trị: Tả nhiệt thông phủ.

Bài Thuốc Đại sài hồ thang gia giảm: Sài hồ 32g, hoàng cầm 12g, bạch thược 12g, đại hoàng 8g, bán hạ 20g, sinh khương 20g, đại táo 12 quả, chỉ thực 8g. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày. Tùy chứng trạng của bệnh nhân mà dùng liều lượng và gia giảm cho thích hợp.

Do thương hàn dương minh bệnh mà sinh ra chứng đại tràng kết nhiệt:

Triệu chứng: Người nóng, bụng đau, đại tiện bí kết.

Phép trị: Tả hỏa thông tiện.

Bài Thuốc Tiểu thừa khí thang: Đại hoàng 16g, chỉ thực 12g, hậu phác 8g.

Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày trước khi ăn. Nếu bệnh chứng nặng thì có thể dùng bài Đại sài hồ thang như trên để phối hợp điều trị.

Do ôn tà phạm phế, phế nhiệt chuyển xuống đại tràng mà sinh ra bệnh:

Triệu chứng: Sốt cao, ố hàn nhẹ, đau họng ho, có trường hợp suyễn thở, sau đó là đại tiện bí kết, sốt không ố hàn, vùng bụng ấn vào đau, có trường hợp nhiệt quấy rối thần minh mà bệnh nhân hôn mê nói sảng.

Phép trị: Thanh tả thực nhiệt ở đại tràng, kiêm thanh phế hỏa.

Bài Thuốc Can cát thang gia giảm: Cát căn 16g, tri mẫu 12g, thạch cao16g, đại hoàng 6g, chỉ xác 6g. Gia hoàng cầm 12g, tang bạch bì 12g, qua lâu 8g.

Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày. Tùy chứng trạng của bệnh nhân mà dùng liều lượng cho thích hợp.

Nếu người cao tuổi sức yếu, phụ nữ sau khi sinh hoặc do mất nhiều huyết mà sinh ra chứng đại tràng kết nhiệt; tuy cũng do nhiệt kết, nhưng không thuộc thực chứng, không đau bụng, ấn vào bụng không đau lắm, không rắn. không được dùng Thuốc tả hạ quá mạnh, chỉ nên dùng phép thanh nhiệt nhuận tràng. thường dùng bài ma tử nhân hoàn để điều trị.

Do thương thực tích nhiệt, táo nhiệt kết ở đại tràng:

Triệu chứng: bệnh nhân đại tiện bí kết, nôn mửa ra chất có mùi chua hăng, bụng trướng đau, cự án.

Phép trị: thanh nhiệt, đạo trệ.

Bài Thuốc Chỉ thực đạo trệ hoàn: Chỉ thực 20g, đại hoàng 40g, thần khúc 20g, bạch truật 12g, phục linh 12g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 12g, trạch tả 8g.

Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày.

TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-tri-chung-dai-trang-ket-nhiet-n133366.html)

Tin cùng nội dung

  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó. Rau sam chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố nhóm betacyanidin...
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY