Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc trị chứng thống kinh

Đông y cho rằng: “Người phụ nữ khi kỳ kinh đến trước, sau, hoặc đang hành kinh mà đau bụng dưới, khi đau âm ỉ,

Do can uất khí trệ, huyết ra không thông

Trước khi hành kinh hoặc khi đang hành kinh bụng dưới nặng trệ, đau, lượng kinh có thể nhiều, có thể ít, màu kinh tía tối, có hòn cục, hai mạng sườn đau, hai bầu vú căng trướng, mạch huyền.

Điều trị: lý khí hoạt huyết, giải uất chỉ thống.

Bài Thuốc “Tiêu thống phương”: sài hồ 6g, huyền hồ sách 12g, bạch thược 12g, khổ luyện tử (hạt xoan rừng) 12g, đương quy 12g, hương phụ (chế) 12g, ngũ linh chi 12g, uất kim 8g, bồ hoàng 12g. Gia giảm: Nếu kinh nguyệt đến trước kỳ, lượng kinh ra nhiều, màu đỏ gia đan bì 8g, hắc chi tử 8g, xuyến thảo 8g, hoàng cầm 6g. Nếu kinh ra có huyết cục, màu đỏ thẫm, gia đan sâm 12g, trạch lan (lá mần tưới) 12g. Nếu bụng trướng đầy, lạnh mà đau, gia: ngô thù du 6g, quế chi 8g, sài hồ giảm xuống 3g, uất kim giảm xuống 6g. Nếu trước khi hành kinh hai bầu vú trướng đau gia, thanh bì 6g, quất diệp 6g, quất hạch 4g.

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn hoặc lúc đói.

Trường hợp bụng đau nhiều, huyết ra có nhiều hòn cục

Điều trị: sơ can lý khí, hành huyết chỉ thống.

Bài Thuốc “Thư can lý khí hoạt huyết thang”: đương quy 12g, ô dược 10g, xuyên khung (sao) 6g, trần bì 12g, huyền hồ sách (sao dấm) 10g, đảng sâm 15g, bạch thược (sao dấm) 15g, hương phụ (sao dấm) 10g, sài hồ 10g, trước khi hành kinh 7 ngày có hiện tượng đau tức hai mạng sườn, hai bầu vú căng trướng thì trước đó 3 ngày cho uống bài Thuốc này. Hoặc có hiện tượng hàn tích huyết ứ đau bụng dưới trướng đầy, trước khi hành kinh 10 ngày cho uống bài này. Nếu có hiện tượng khí trệ huyết ứ sau khi sạch kinh 3 ngày cho uống cả chu kỳ kinh.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống lúc đói.


Vị Thuốc huyền hồ sách chữa các bệnh đau bụng do khí huyết ngưng trệ.

Do khí trệ huyết ứ lâu ngày sinh chứng thống kinh

Triệu chứng: Khi hành kinh huyết ra nhiều có huyết cục màu đen, bụng đau dữ dội. Điều trị: hành khí phá huyết thông kinh chỉ thống.

Bài Thuốc “Hoạt huyết tán ứ thang”: đương quy vĩ 12g, đan bì 8g, lưu ký nô 12g, tô mộc 12g, ô dược 12g, xích thược 12g, huyền hồ sách 12g, xuyên khung 8g, nhục quế 6g, sinh địa 8g.

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Thống kinh có kiêm chứng âm hư huyết nhiệt

Điều trị: điều lý can (gan) khí, hoạt huyết hóa ứ, dục âm lương huyết.

Bài Thuốc “Lý khí hóa ứ thang”: thích tật lê 18g, nữ trinh tử, phúc bồn tử, hạn liên thảo đều 24g, đương quy, xuyến thảo, câu đằng, sinh bồ hoàng, sinh địa, huyền hồ sách, ngũ linh chi, giá trùng đều 10g, giới bạch, sinh bạch thược đều 12g, xuyên khung, tân lang, thủy điệt đều 6g.

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn. Hoặc tán bột làm viên hoàn mật ong mỗi viên 5g, ngày uống 3 lần mỗi lần uống 2 viên trước khi ăn, uống với nước đun sôi để ấm.

Do hàn ngưng tụ sinh chứng đau bụng khi hành kinh

Triệu chứng: bụng dưới lạnh đau dữ dội kinh ra hòn cục màu đen. Điều trị: hoạt huyết hóa ứ hành khí giảm đau.

Bài Thuốc “Điền thất thống kinh giao”: tam thất bột 12g, ngũ linh chi (sao dấm) 12g, xuyên khung 8g, tiểu hồi hương 12g, bồ hoàng 12g, huyền hồ sách 12g, mộc hương 6g, đại mạch 12g. Các vị Thuốc trên tán bột mịn, ngày uống 3 lần mỗi lần uống 10g với nước đun sôi để ấm.

Do dương hư âm thịnh khí huyết ngưng tụ sinh chứng thống kinh

Triệu chứng: Kỳ kinh đến muộn, lượng kinh ra ít, bụng đau dữ dội, tay chân lạnh, sắc mặt không tươi, có trường hợp nôn mửa, tự ra mồ hôi, mạch trầm khẩn.

Điều trị: Ôn dương khu hàn hoạt huyết hóa ứ điều kinh chỉ thống.

Bài Thuốc “Hàn ngưng thống kinh nghiệm phương”: phụ tử chế 6g, ngô thù du 5g, can khương 6g, sinh cam thảo 5g, tế tân 3g, xuyên khung (sao) 10g, nhục quế 5g, hồ lô ba 12g, ngải diệp 5g, bổ cốt chỉ 12g, đương quy (sao) 12g. Gia giảm: Nếu bệnh nhân không nôn mửa, bụng dưới trướng đau, bỏ ngô thù du, can khương, gia tiểu hồi hương 5g, tân lang 12g. Nếu hàn kết nặng đau lâu ngày không khỏi gia xuyên ô (chế) 5g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Do trung tiêu hư hàn, làm khí ngưng huyết trệ thống kinh

Triệu chứng: Khi hành kinh bụng đau, trướng đầy, mỏi lưng, ăn kém, nôn mửa, lượng kinh ra ít, mạch huyền tế.

Điều trị: Ôn trung điều lý hoạt huyết thông khí, giảm đau thông kinh.

Bài Thuốc “Ôn trung điều lý phương”: Can khương 5g, hồng hoa 15g, một dược 10g, huyền hồ sách 30g, nhũ hương 10g, nhục quế 6g, hương phụ (chế) 12g, hậu phác 10g, tam lăng 10g, ích mẫu 30g, mộc hương 9g, ô dược 10g, trầm hương 10g, chỉ thực 9g, xuyên khung 9g, nga truật 10g, đào nhân 10g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

TTND.BS: Nguyễn Xuân Hướng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-tri-chung-thong-kinh-n143671.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngải cứu mang tới cho bạn những món ăn ngon, không chỉ vậy những thức ăn này còn có công hiệu quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là chị em.
  • Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng thuộc chứng vị quản thống của y học cổ truyền. Nguyên nhân gây bệnh do tình chí bị kích thích, can khí uất kết hay do ăn uống thất thường...
  • Suy nhược thần kinh là một bệnh rối loạn cơ năng hoạt động của thần kinh cao cấp, biểu hiện bằng các triệu chứng: nhức đầu, mất ngủ, tim đập mạnh...
  • Khái thấu đàm ẩm (viêm phế quản) là bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi trong mùa lạnh. Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt, khí táo xâm nhiễm gây ra.
  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là từ chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, đạm, đường, do ăn uống không hợp vệ sinh
  • Trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ. Khi các mạch máu tĩnh mạch bị ứ máu thành tĩnh mạch bị giãn ra, sung huyết.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY