Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc trị ho từ mật ong và dầu dừa

Dầu dừa và mật ong là bài Thuốc trị ho được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Ấn Độ.
Dầu dừa và mật ong là Thuốc trị ho">bài Thuốc trị ho được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Ấn Độ.

Mật ong có vị ngọt, sẵn có, đã được sử dụng để chữa nhiều vấn đề sức khỏe. Nó chứa nguồn vitamin C, canxi và sắt phong phú. Mật ong có đặc tính kháng vi-rút, kháng khuẩn và có tác dụng rất hiệu quả trong việc chữa ho so với các loại Thuốc tây khác. Nó là chất làm ngọt tự nhiên và nguồn năng lượng phong phú. Nó cũng là chất sát khuẩn và chất chống dị ứng tuyệt vời. Thường xuyên sử dụng mật ong giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Dầu dừa

Dầu dừa cũng là thành phần dễ kiếm. Dầu dừa giàu chất chống oxy hóa, chứa axit lauric có đặc tính chống vi khuẩn và chống vi-rút và do vậy giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Dưới đây là cách kết hợp dầu dừa và mật ong thành bài Thuốc chữa ho đơn giản và hiệu quả:

- Siro mật ong, chanh và dầu dừa

Lấy 3 thìa nước chanh tươi, ¼ thìa mật ong và 2 thìa dầu dừa, trộn tất cả trong một cái chảo và đun nhỏ lửa cho tới khi dầu dừa tan ra hoàn toàn. Ngậm một thìa si rô này khi còn ấm và bảo quản nó trong tủ lạnh. Cần làm ấm hỗn hợp trước khi sử dụng

- Kẹo mật ong và quế với dầu dừa:

Lấy 100 ml mật ong và 100ml dầu dừa và thêm một chút quế. Đánh dầu dừa cho đến khi nó hoàn toàn tan. Cho mật ong vào và tiếp tục đánh thật nhuyễn. Tiếp theo, cho quế và trộn các thành phần với nhau. Đổ hỗn hợp này vào khay đá và làm lạnh khoảng 20 phút. Sau đó, cắt chúng thành những viên kẹo nhỏ, bảo quản trong một chiếc lọ để trong tủ lạnh. Sử dụng kẹo khi bạn bị ho hoặc như một biện pháp dự phòng. Bạn cũng có thể sử dụng khi nghi ngờ sắp bị ho nặng. Cũng có thể chỉ cần mật ong và dầu dừa để làm kẹo.

BS Cẩm Tú

(Theo Boldsky/Univadis)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-tri-ho-tu-mat-ong-va-dau-dua-n119462.html)
Từ khóa: mat ong

Tin cùng nội dung

  • Hạt vừng còn gọi là hạt mè, dầu mè có vị ngọt, tính hàn không độc, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt, sát trùng...
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Để phối hợp với tân dược trong giai đoạn điều trị, phòng bệnh và chống tái phát bệnh viêm phế quản mạn tính, một trong những phương cách độc đáo của Đông y đó là sử dụng mật ong phối hợp với một vài dược liệu đơn giản, dễ kiếm, dễ tìm và rẻ tiền. Dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để độc giả tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Mật ong là sản phẩm dinh dưỡng hoàn hảo được xếp hạng vật phẩm quý giá để tiến cống triều đình ở các nước phương Đông. Các sĩ tử nên dùng mật ong trong những ngày ôn luyện thi bởi đây là sản phẩm rất tốt để bổ khí tăng lực.
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Sắc vỏ quýt với một ít bột gừng và mật ong để uống, lấy ít vỏ quýt tươi xắt nhỏ, cho thêm một ít đường cát trắng uống như trà hàng ngày giúp trị ho hiệu quả.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thân rễ của cây này có các củ bện xoắn như con ốc, bám chi chít vào rễ trụ nom giống đàn con bám vào vú mẹ, nên được gọi là Bối mẫu. Chính phần này được sử dụng làm Thu*c. Do được trồng ở Tứ Xuyên nên vị này được gọi là Xuyên bối mẫu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY