12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Bài thuốc trị sốt xuất huyết từ cây sài đất

Sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng trong năm nay làm dấy lên lo ngại bùng phát dịch trong phạm vi cả nước, đặc biệt khi nước ta đang trong cao điểm mùa dịch bệnh phát triển.

Lo ngại khi dịch bệnh gia tăng

Tính đến tháng 7, sốt xuất huyết được ghi nhận tại 42 tỉnh/thành phố với 9.011 trường hợp mắc bệnh. Có 5 trường hợp tử vong tại Cà Mau, Bình Dương, Bình Phước và Tp.HCM.

Số mắc tập trung tại khu vực miền Nam (83,8%) sau đó đến khu vực miền Trung (12,9%). Mặc dù số mắc cả nước giảm 38,3% so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên số mắc có tăng cục bộ tại một số tỉnh như Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 36,7%, Tp.HCM tăng 32,2%, Bình Dương tăng 28,8%, Bình Thuận tăng 5,7%, Đồng Nai 2,5%.

Mới đây, tại phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã ghi nhận chùm ca sốt xuất huyết đầu tiên gồm 8 người, họ đều sống gần nhau lại càng làm tăng lo ngại về dịch bệnh.

Theo số liệu từ Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy, từ đầu năm 2014 đến ngày 20/7, có 14 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 4/8 phường (Mai Dịch, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Yên Hòa), trong đó tập trung chủ yếu ở phường Yên Hòa (11 người).

Đề phòng dịch sốt xuất huyết có thể lây lan, bùng phát trên diện rộng, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy phối hợp UBND phường Yên Hòa tổ chức diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành, xử lý ổ dịch theo quy định. Đến nay,  theo Gia đình Việt Nam, ổ dịch vẫn đang hoạt động nhưng có chiều hướng giảm.

Biện pháp phòng chống sốt xuất huyết

Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau đây:

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn

- Cần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Chữa sốt xuất huyết bằng cây sài đất

Sài đất là loại cây có thể thu hoạch quanh năm nên rất dễ tìm. Khi bệnh nhân bị sốt xuất huyết có thể sử dụng sài đất để cấp cứu trước khi được đưa đến bệnh viện.

Bài thuốc: Sài đất tươi 30g, kim ngân hoa 20g, lá trắc bá (sao đen) 20g, củ sắn dây 20g (có thể dùng lá sắn dây), hoa hòe (sao cháy) 16g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang. Nếu sốt cao, khát nhiều, thêm củ tóc tiên (mạch môn) 20g.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/bai-thuoc-tri-sot-xuat-huyet-tu-cay-sai-dat-12363/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY