Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Bài Thuốc trị viêm amidan

Viêm amidan là bệnh thường gặp trong các bệnh lý tai mũi họng ở trẻ em, người trưởng thành cũng mắc nhưng ít hơn.

Bệnh hay gặp khi chuyển mùa, khí hậu thay đổi thất thường và thường tái đi tái lại. Nếu không được điều trị sớm và triệt để rất dễ dẫn đến viêm phế quản, phổi. Dưới đây là một số bài Thuốc thường dùng cấp và mạn.

Y học cổ truyền gọi là hầu nga hay phong nhiệt nhũ nga. Nguyên nhân do nhiệt độc ở phế vị bên trong kết hợp với phong nhiệt bên ngoài gây ra. Bệnh được chia làm 2 thể:

Người bệnh có biểu hiện sợ lạnh, nhức đầu, sưng đỏ, họng đau, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng, mạch phù hoạt sác. Phương pháp chữa: Sơ phong thanh nhiệt, tân lương giải biểu.

Viêm thường gặp ở trẻ em, dễ tái đi tái lại. Nếu không được điều trị sớm và triệt để rất dễ dẫn đến viêm phế quản, phổi.

Bài 1 - Ngân kiều tán gia giảm: kim ngân hoa, huyền sâm mỗi vị 16g; liên kiều, đạm trúc diệp, ngưu bàng tử mỗi vị 12g; cam thảo 8g; cát cánh 6g; kinh giới, bạc hà mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: bạc hà, ngưu bàng tử mỗi vị 8g; huyền sâm, sinh địa, sơn đậu căn mỗi vị 12g; kim ngân hoa, cỏ nhọ nồi, bồ công anh mỗi vị 16g; cát cánh, xạ can mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3 - Thanh yên lợi cách thang gia giảm: ngưu bàng tử 12g; bạc hà, cát cánh mỗi vị 6g; kim ngân hoa 40g; liên kiều 16g; cam thảo, hoàng cầm, hoàng liên mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Người bệnh sốt cao, miệng khô, tuyến sưng to, loét hoặc hóa mủ; họng đau nhiều, ăn uống khó, nổi hạch ở dưới hàm, nước tiểu đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng đầy, mạch sác hữu lực. Phương pháp chữa: thanh nhiệt giải độc ở phế vị; hoạt huyết, trừ mủ.

Bài 1 - Phức phương lượng cách thang gia giảm: thạch cao sống 40g; kim ngân hoa, huyền sâm mỗi vị 16g; hoàng cầm, liên kiều, đạm trúc diệp, sơn chi tử mỗi vị 12g; cát cánh, cam thảo mỗi vị 8g; bạc hà 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: kim ngân hoa, thạch cao sống mỗi vị 20g; sinh địa, huyền sâm, cam thảo Nam mỗi vị 16g; hoàng liên, hoàng bá, tang bạch bì mỗi vị 12g; xạ can 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3 - Hoàng liên thanh hầu ẩm gia giảm: kim ngân hoa 40g; liên kiều, ngưu tất mỗi vị 20g; hoàng cầm, sơn đậu căn, xích thược, huyền sâm mỗi vị 12g; xạ can 8g; hoàng liên 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu táo bón thêm đại hoàng 8 - 12g.

Y học cổ truyền gọi là hư hỏa nhũ nga. Nguyên nhân do phế vị âm hư, tân dịch không đầy đủ, hư hỏa vượng lên trên gây bệnh. Người bệnh hay bị tái phát, miệng khô hơi đau, miệng hôi, ho khan, sốt nhẹ, người gầy yếu, mệt mỏi. Phương pháp chữa: dưỡng âm thanh phế, hoạt huyết tiêu viêm.

Bài 1 - Lục vị địa hoàng gia giảm: sinh địa 16g; sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, thiên hoa phấn, tri mẫu, địa cốt bì mỗi vị 8g; hoài sơn, huyền sâm, ngưu tất mỗi vị 12g; xạ can 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2 - Dưỡng âm thanh phế thang gia giảm: sinh địa 20g; huyền sâm, bạch thược, đan bì mỗi vị 12g; mạch môn, bối mẫu, thiên hoa phấn, địa cốt bì mỗi vị 8g; cam thảo, bạc hà mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3 - Ích khí thanh kim thang gia giảm: sa sâm, mạch môn, huyền sâm, tang bạch bì mỗi vị 12g; xạ can 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu miệng hôi thêm thạch hộc, tri mẫu mỗi vị 12g; ho khan thêm hạnh nhân 8g, bối mẫu 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4: sa sâm, mạch môn, tang bạch bì, ngưu tất mỗi vị 12g; huyền sâm 16g; xạ can 8g; thăng ma 6g; cát cánh 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

BS. Nguyễn Kỳ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-tri-viem-amidan-n165933.html)
Từ khóa: viêm amidan

Tin cùng nội dung

  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Các bài Thuốc trừ phong dùng để chữa các chứng bệnh do nội phong và ngoại phong gây ra.
  • Thuốc tả hạ là những bài Thuốc có tác dụng làm thông đại tiện: bài trừ tích trệ ở trường vị, trừ thực nhiệt, trục thủy âm do tích trệ ở tỳ vị, thực nhiệt kẽ ở bên trong, ứ nước, hàn tích và táo bón gây ra bệnh.
  • Các bài Thuốc hòa giải có tác dụng sơ tiết, điều hòa khí cơ, tạng phủ dùng để chữa chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương, chứng can tỳ bất hòa, bất hòa và bệnh sốt rét.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Thuốc hành khí và giáng khí được dùng để chữa các chứng bệnh khí trệ, khí uất, khí nghịch do khí trệ ở tỳ vị, can khí uất kết, vị khí nghịch, phế khí nghịch, co cứng các cơ gây ra.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thuốc cố áp có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra. Các bài Thuốc cố sáp được tạo thành do các Thuốc cố sáp: cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các Thuốc bổ khí, dương âm thanh nhiệt.
  • I. Các bài Thuốc tân ôn giải biểu Các bài Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong hàn chữa các chứng bệnh gây do ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, đầu, gáy cứng, đau chân tay, mình đau mỏi, miệng không khát, có mồ hôi hay không có mồ hôi rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phủ khẩn hay phù hoãn.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY