Vị trí:
- Xòe rộng ngón tay cái và ngón tay trỏ.
- Lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia đặt vào mép da nối giữa ngón cái và ngón trỏ tay này; đầu ngón áp lên mu bàn tay này (giữa hai xương bàn tay 1 và 2).
- Đầu ngón cái áp vào đâu thì chỗ đó là huyệt, khi ấn có cảm giác rất ê tức (có khi cảm giác ê tức thấu sang phía ngón út).
- Cũng có thể xác định bằng cách: Khép chặt ngón tay cái và ngón tay trỏ, huyệt nằm ở điểm cao nhất của khối cơ nổi lên giữa hai xương bàn tay 1 và 2.
Tác dụng: Trấn thống, thanh tiết Phế khí, thông giáng Trường Vị, phát biểu, giải nhiệt, khu phong.
Chủ trị: Trị ngón tay đau, ngón tay tê, bàn tay liệt, cánh tay liệt, đầu đau, răng đau, liệt mặt, viêm amiđan, khớp hàm dưới viêm, mắt đau, cảm cúm, sốt, bướu giáp đơn thuần, làm co bóp tử cung.
Cách bấm huyệt: Dùng ngón cái của tay bên kia hoặc một vật có đầu tà như chiếc đũa, quản bút... bấm thật mạnh vào huyệt, lực bấm càng mạnh càng tốt, sao cho xuất hiện cảm giác tê tức đến mức rất khó chịu là được.
An Nhiên
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: