12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Bạn biết gì về bệnh glôcôm (thiên đầu thống)?

Bệnh glôcôm hay còn được gọi là thiên đầu thống được dùng để gọi một nhóm bệnh có những đặc điểm chung là nhãn áp tăng quá mức chịu đựng của mắt bình thường. Đây là một bệnh nguy hiểm của mắt, thường gây đau nhức và mất thị lực vĩnh viễn không thể hồi phục.

Những người có nguy cơ mắc phải glôcôm: những người trên 35 tuổi, tuổi càng cao có nguy cơ mắc bệnh càng lớn; những người ruột thịt của bệnh nhân glôcôm; bệnh nhân có tiền sử dùng corticoid kéo dài; Những bệnh nhân có bệnh toàn thân như: đái tháo đường, cao huyết áp.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây bệnh glôcôm có thể gặp ở mọi lứa tuổi như chấn thương, sau viêm màng bồ đào, sử dụng các thuốc tra có chứa corticoid kéo dài…

1. Triệu chứng của bệnh glôcôm

Bệnh glôcôm được chia làm 2 thể, thể glôcôm góc đóng (hay gặp hơn ở châu Á do mắt nhỏ, tiền phòng nông là điều kiện cho glôcôm góc đóng xuất hiện) và glôcôm góc mở (gặp phổ biến hơn ở các nước châu Âu và châu Mỹ.

- Tăng nhãn áp góc mở: là loại Glôcôm phổ biến nhất, do góc thoát thủy dịch - góc thoát nước bên trong của mắt để điều tiết dòng chảy của thủy dịch được mắt sản xuất liên tục - ra phía trước mắt vẫn mở nhưng những kênh thoát nước bị tắc nghẽn khiến áp lực trong nhãn cầu tăng.

Các triệu chứng tiến triển chậm, do đó người bệnh hầu như không phát hiện triệu chứng, hoặc thấy mất dần tầm nhìn ngoại vi dẫn đến hiện tượng ‘’tầm nhìn đường hầm’’ hoặc khả năng chỉ nhìn thẳng về phía trước. Khi thấy thị lực đột nhiên bị suy giảm, chứng tỏ tổn thương mắt đã khá nặng nề. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị mù.

Ảnh minh họa

- Tăng nhãn áp góc đóng: do góc thoát thủy dịch đóng lại hoàn toàn, làm nhãn áp tăng cao. Các dấu hiệu thường xuất hiện bộc phát đột ngột, trầm trọng bao gồm: đau đầu hoặc đau dữ dội một bên mắt; mắt sưng đỏ; buồn nôn, nôn; giảm thị lực; khi soi đèn thấy xuất hiện quầng sáng hoặc hình ảnh như cầu vồng quanh ánh đèn… Các triệu chứng diễn ra cấp tính kéo dài khoảng 1-2h sau đó biến mất, sau mỗi đợt như vậy, tầm nhìn của bệnh nhân sẽ suy giảm một chút.

- Tăng nhãn áp bẩm sinh: xuất hiện từ thời kỳ bào thai do bất thường trong cấu tạo của mắt, tuy nhiên loại này rất hiếm gặp. Các triệu chứng thường khó theo dõi do trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sau khi trẻ ra đời được vài tháng tuổi có thể thấy những triệu chứng cảnh báo như như mắt giãn rộng, mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt liên tục, giật mắt…

Những người mắc bệnh Glocom thường nhạy cảm hơn với ánh sáng

- Tăng nhãn áp thứ cấp: Có thể xảy ra đột ngột như khi bị chấn thương hoặc bị che lấp bởi các triệu chứng của bệnh làm phát sinh nó. Ví dụ, viêm màng bồ đào cũng gây đau mắt, đau đầu. Tuy nhiên, nó cũng có những triệu chứng đặc trưng hơn như nhìn mờ, hiện tượng quầng sáng quanh đèn.

Ngoài ra, có những trường hợp bị mắc bệnh glôcôm xuất hiện âm thầm, tiến triển chậm trong thời gian dài, nhiều bệnh nhân không cảm thấy đau nhức mắt, một số trường hợp đôi khi thấy mắt căng tức nhẹ thoáng qua hoặc nhìn mờ như qua một màn sương rồi tự hết, những triệu chứng này thường không rõ ràng nên bệnh nhân ít để ý đến.

2. Cách điều trị bệnh glôcôm

Việc phát hiện sớm, điều trị ngay lập tức là điều tối quan trọng để ngăn chặn tiến triển xấu của bệnh. Sau đây là một số phương pháp để điều trị căn bệnh này:

- Điều trị bằng thuốc: có rất nhiều loại thuốc uống, thuốc nhỏ, đa chất hoặc đơn chất. Mục đích chung của việc dùng thuốc là làm giảm áp lực nhãn cầu xuống mức an toàn. Việc dùng thuốc yêu cầu phải thường xuyên, đều đặn, có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Một số thuốc có thể gây vài tác dụng phụ như đau đầu, bạc và rậm lông mi, đỏ mắt, cảm giác bỏng rát… Nếu có khó chịu bạn có thể nói với bác sĩ hay dược sĩ để đổi thuốc thế nhưng đừng bao giờ quên là phải dùng thuốc thường xuyên, kiên trì tránh quên hoặc bỏ điều trị.

Ảnh minh họa

- Điều trị bằng laser: Việc dùng tia laser chiếu từ bên ngoài để tạo hình vùng bè (laser trabeculoplasty) làm tăng khả năng dẫn lưu thủy dịch ra ngoài, giảm áp lực nội nhãn hữu hiệu. Phương pháp này không gây đau đớn, chỉ cần bất động đầu và phối hợp tốt là được. Sau laser, người bệnh có thể phải dùng thêm một số thuốc giảm đau, chống viêm.

Điều trị bằng laser là phương pháp phổ biến hiện nay

- Điều trị bằng phẫu thuật: Khoảng 60-80% bệnh nhân sẽ có được ngưỡng nhãn áp an toàn nhờ các phương pháp phẫu thuật. Các biến chứng sau phẫu thuật phải tính đến là đục thể thủy tinh sớm, viêm và nhiễm trùng, biến chứng của giác mạc và sẹo bọng, nhãn áp bị hạ quá thấp… Một số phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng phổ biến hiện nay:

Ảnh minh họa

+ Cắt bè: Là phẫu thuật được chỉ định rộng rãi nhất. Trên bệnh nhân trẻ hoặc tăng nhãn áp tái phát cần dùng chất chống chuyển hóa (Mytomicin C), gần đây sử dụng Ologen- Cologen Matrix cũng cho kết quả tốt

+ Cắt củng mạc sâu không xuyên thủng: an toàn, ít biến chứng. Kết quả lâu dài cần nghiên cứu thêm.

+ Đặt van dẫn lưu: Đặt van dẫn lưu được chỉ định với những trường hợp phẫu thuật lỗ dò nhiều lần thất bại.

Ngân Trần

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/ban-biet-gi-ve-benh-glocom-thien-dau-thong-23987/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY