Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Bạn có bệnh tim không?

Bệnh tim mạch hiện nay là một trong những nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu của con người. Bệnh thường kết hợp với các bệnh khác của cơ thể như: tiểu đường, hội chứng thận hư…

Và ở những bệnh nhân có bệnh kết hợp này, tỉ lệ Tu vong tăng lên từ 2 - 4 lần so với những người bị bệnh tim mạch đơn thuần

Lồng ngực khó chịu, đau thắt ngực khi hoạt động

Có rất nhiều triệu chứng mà trong thuật ngữ chuyên môn các thầy Thu*c thường gọi là triệu chứng cơ năng, gợi ý cho người bệnh cảm thấy mình bị bệnh tim mạch và thấy cần phải đi khám bệnh ở bệnh viện hay phòng khám.

Những triệu chứng này thường do tình trạng thiếu máu cục bộ của cơ tim, tình trạng rối loạn vận động cơ tim, giãn các buồng tim và tổn thương của hệ thống van trong buồng tim gây ra.

Biểu hiện hay gặp nhất của thiếu máu cơ tim cục bộ là khó chịu ở lồng ngực bên trái và nặng hơn là đau thắt ngực. Còn giảm khả năng làm việc của cơ tim sẽ dẫn đến cảm giác yếu, dễ mệt, nhất là khi hoạt động hoặc nặng hơn là xanh tím, tụt huyết áp, ngất và tăng áp lực động mạch phổi, suy tâm thất trái điều này đưa đến phù và khó thở.

Các triệu chứng cơ năng mà người bệnh gặp phải thường tăng lên khi hoạt động nhiều, gắng sức, trong trạng thái xúc động … Hiếm khi xuất hiện lúc nghỉ ngơi, nếu triệu chứng đau ngực, khó thở, hồi hộp….xuất hiện lúc nghỉ ngơi cần phải nghĩ đến những bệnh của hệ thống thần kinh thực vật hơn là các tổn thương thực thể của tim.

Những lầm lẫn thường gặp trong khi chẩn đoán bệnh tim

bệnh tim mạch rất phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân và có rất nhiều người không phải là thầy Thu*c cũng đã quen nghe đến các triệu chứng chủ yếu của loại bệnh này. Chính vì vậy, rất nhiều người và cả thầy Thu*c cứ gán bừa những triệu chứng cơ năng không phải của bệnh tim coi như là bệnh sự.

Hơn nữa sự kết hợp giữa tư tưởng sợ bệnh tim phổ biến trong xã hội với sự liên tưởng sâu đậm giữa bệnh tim và các rối loạn cảm xúc làm cho những người không bị bệnh tim, nhưng luôn luôn tưởng tượng ra những triệu chứng giống bệnh tim. Bản thân họ không biết những chuyện như vậy chỉ làm khổ bản thân họ, gia đình và thậm chí cho cả thầy Thu*c nữa.

Trong các triệu chứng hay gặp ở bệnh tim thì hiện tượng khó thở là triệu chứng gây khó khăn nhiều nhất cho công việc chẩn đoán vì không chỉ đặc trưng cho bệnh tim, mà còn là dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác như các bệnh về phổi, những người béo phì và những người có tình trạng cảm xúc bị rối loạn.

Tương tự, triệu chứng đau và nặng ngực cũng do nhiều bệnh khác như đau cơ thành ngực, viêm dạ dày thực quản… gây ra chứ không riêng gì bệnh thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ cách xuất hiện của cơn đau và các triệu chứng đi kèm, người thầy Thu*c có thể chẩn đoán chính xác người bệnh có bị bệnh tim thật sự hay không?

Bệnh tim có di truyền hay không?

Khá nhiều bệnh tim có tính chất gia đình, nhất là những bệnh tim có kết hợp với các bệnh khác như tiểu đường, rối loạn chuyển hoá… Một số bệnh tim khác phải kể đến cũng có yếu tố gia đình như: hội chứng Marfan, bệnh cơ tim phì đại, đột tử trong hội chứng QT kéo dài…

Trong cao huyết áp không rõ nguyên nhân thì có yếu tố gia đình nhưng không rõ rệt lắm. Nhiều bệnh tim khác trong gia đình không những do di truyền mà còn do các thói quen về sinh hoạt và ăn uống của gia đình bệnh nhân như: ăn quá mặn, ăn nhiều mỡ và chất bột đường, hút Thu*c lá, Thu*c lào…

Chính vì vậy, ở những gia đình có người bị bệnh tim, các thành viên khác trong gia đình cần phải chú ý khả năng mắc bệnh tim của mình. Việc phát hiện bệnh sớm là rất cần thiết cho điều trị, ở tuổi trên 40, những người có yếu tố nguy cơ cao trong gia đình có tiền sử bệnh tim mạch nên đi khám bệnh định kỳ mỗi sáu tháng để tầm soát sớm bệnh tim mạch.

Bạn có bị bệnh tim?

Sau khi khám bệnh tại một thầy Thu*c chuyên khoa về tim mạch và được làm thêm một số xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán xác định cũng như loại trừ bệnh như đo điện tim, siêu âm tim, chụp x quang tim phổi…người bệnh có thể ở vào một trong ba trường hợp sau đây:

- Bạn hoàn toàn không bị bệnh tim, khi đó chính bản thân người thầy Thu*c phải cương quyết khẳng định với người bệnh như vậy và không nên hẹn họ quay lại kiểm tra tim mạch định kỳ vì nếu quá quan tâm đến người bệnh, họ sẽ bị ám ảnh bởi bệnh tim và luông nghĩ mình đẵ mắc bệnh.

- Nếu không thấy dầu hiệu của bệnh tim thật sự, nhưng có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh thiếu máu cơ tim: béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, tiền căn gia đình, hút Thu*c lá, phụ nữ trên 40 tuổi… nên có kế hoạch điều trị để giảm các yếu tố nguy cơ đó và hẹn tái khám định kỳ nhằm tầm soát sớm bệnh tim mạch.

- Nếu thật sự mắc bệnh tim, cần phải điều trị ngay. Bệnh nhân cần phải yêu cầu thầy Thu*c chuyên khoa tim mạch nói rõ hường điều trị cho mình: Điều trị nội khoa, can thiệp nội mạch hay phẫu thuật. Tuy nhiên chúng ta cũng lưu ý rằng: các điều trị cho bệnh tim mạch là rất tốn kém, là một gánh nặng về kinh tế cho xã hội, gia đình và bản thân người bệnh.

Theo PGS.TS Nguyễn Hoài Nam - Tuổi trẻ
Tổng thư ký Hội Phẫu thuật lồng ngực và tim mạch TPHCM
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/ban-co-benh-tim-khong-n176396.html)

Tin cùng nội dung

  • E.coli O157, một trong những chủng của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, có thể sản xuất các độc tố shiga gây tổn thương mạch máu ở thận và tim.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Chào Mangyte. Xin cho tôi được hỏi gói khám về Tim mạch tổng quát tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Yersin (số 10 Trương Định, Q.3, TPHCM) là bao nhiêu và gồm những xét nghiệm gì? Chân thành cảm ơn. (Hồng Bích Thúy - TPHCM),
  • BS ơi, tôi muốn kiểm tra tổng quát tim mạch nhằm phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Mangyte tư vấn giúp tôi chi phí kiểm tra tại phòng khám Yersin khoảng bao nhiêu để tôi chuẩn bị. Chân thành cảm ơn. (Minh Hoàng - Quận 4, TPHCM)
  • Xin kính chào Mangyte! Tôi bị đau ngực đã lâu năm, hay bị hồi hộp. Tôi muốn khám tim ở Viện tim TPHCM nhưng không biết ở đây có cho khám BHYT vượt tuyến không? Chi phí khám như thế nào? Có phải lấy số xong rồi mới hẹn lịch khám hay được khám luôn trong ngày? Xin chân thành cảm ơn Mangyte nhiều! (Thúy Hồng - Đồng Nai)
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY