Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bạn có biết chữa rạn da bằng tỏi đơn giản hơn bạn tưởng

Phương pháp chữa rạn da bằng tỏi có cách thực hiện đơn giản, nguyên liệu gần gũi và ít tốn kém. Tuy nhiên cách này không phù hợp với làn da mỏng và nhạy cảm

tỏi không chỉ được sử dụng làm gia vị, thảo dược chữa bệnh mà còn được tận dụng để khắc phục các vết rạn trên da. phương pháp chữa rạn da bằng tỏi có cách thực hiện khá đơn giản, ít tốn kém và có nguyên liệu gần gũi nên được nhiều người áp dụng. tuy nhiên cách chữa này lại không thích hợp với những người có làn da mỏng, nhạy cảm và dễ kích ứng.

Chữ rạn da bằng tỏi có đem lại hiệu quả không?

Tỏi là loại gia vị được sử dụng phổ biến. Bên cạnh việc tác dụng kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa và tăng hương vị món ăn, tỏi còn được sử dụng như một loại Thu*c để điều trị các vấn đề sức khỏe.

Trong tỏi có chứa nhiều hợp chất như allicin, lưu huỳnh, canxi và kẽm. Các hợp chất này có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. Bên cạnh đó, tỏi có chứa hàm lượng selen dồi dào – nguyên tố vi lượng này có khả năng ngừa ung thư và tiêu trừ những gốc tự do tiềm ẩn.

Với nhiều thành phần có lợi, tỏi được sử dụng như biện pháp hỗ trợ trong điều trị cao huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa, bệnh Alzheimer và phòng ngừa gan nhiễm mỡ.

Ngoài ra, tỏi còn được sử dụng để khắc phục các vết rạn trên bề mặt da. rạn da là kết quả do sự kéo căng quá mức các sợi elastin và collagen có trong cấu trúc da. các vết rạn là một dạng tổn thương da không gây ngứa, khó chịu nhưng tình trạng này lại ảnh hưởng đến thẩm mĩ và tác động tiêu cực đến ngoại hình.

Chữa rạn da bằng tỏi là cách được nhiều người thực hiện vì có nguyên liệu dễ tìm và chi phí hợp lí. tỏi có chứa s-allyl cysteine – một thành phần có khả năng bảo vệ da khỏi tác hại của tia uv và làm mờ những tổn thương trên bề mặt da như sẹo, vết thâm và vết rạn.

Ngoài ra, thành phần trong tỏi còn kích thích da sản xuất collagen. Khi mạng lưới collagen dày lên, da sẽ tăng độ đàn hồi và cải thiện tình trạng chảy vệ, đồng thời làm mờ những vết rạn trên bề mặt.

Mặc dù có chứa nhiều thành phần có lợi cho da, tuy nhiên các thành phần trong tỏi đều ở dạng tự nhiên nên khó hấp thu và chậm phát huy tác dụng.

5 Cách chữa rạn da bằng tỏi đơn giản

1. Tỏi cắt lát

Nếu vết rạn trên da có kích thước nhỏ và mờ, bạn có thể sử dụng tỏi cắt lát trực tiếp lên vùng da này. Khi dùng trực tiếp lên da, tỏi còn có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm và chống nhiễm trùng.

Thực hiện:

    Sử dụng 1 – 2 tép tỏi đã bóc vỏ

Tỏi có mùi hăng và tính nóng nên có thể gây kích ứng, nóng rát và ngứa da khi sử dụng. Vì vậy bạn không nên để tỏi trên da quá 5 phút, đồng thời không dùng cho vùng da có vết trầy hoặc vết thương hở.

2. Dầu oliu và tỏi

Công thức dầu oliu và tỏi sẽ giúp làm giảm tình trạng nóng rát và kích ứng khi sử dụng tỏi trực tiếp lên da. Hơn nữa, việc kết hợp với dầu oliu sẽ giúp dưỡng chất từ tỏi đi sâu vào cấu trúc da và cải thiện vết rạn từ bên trong.

Ngoài ra, dầu oliu còn chứa nhiều axit béo, chất chống oxy hóa và vitamin tốt cho da. Những thành phần có khả năng dưỡng ẩm, hạn chế hình thành nếp nhăn và phục hồi các tế bào da tổn thương.

Thực hiện:

    Sử dụng 2 – 3 tép tỏi, bóc vỏ và giã lấy nước cốt

Khi thực hiện công thức này, bạn nên thao tác massage đều đặn để đẩy dưỡng chất vào sâu bên trong da. Tác động từ bàn tay sẽ giúp da hấp thu nhanh các thành phần dinh dưỡng, cải thiện các vết rạn và khiếm khuyết tồn tại trên da.

3. Tỏi và mật ong

Mật ong là một trong những nguyên liệu thiên nhiên được sử dụng phổ biến trong việc chăm sóc da. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa lão hóa. Kết hợp tỏi và mật ong không chỉ giúp cải thiện vết rạn mà còn làm mờ vết thâm, dưỡng ẩm và tăng độ đàn hồi của da.

Thực hiện:

    Dùng 3 – 4 tép tỏi ép lấy nước

Hiện nay có rất nhiều loại mật ong kém chất lượng trên thị trường. Để tránh kích ứng khi sử dụng, bạn nên lựa chọn loại mật ong nguyên chất và chưa qua pha tạp.

4. Tỏi và dầu dừa

Dầu dừa là tinh dầu tự nhiên có chứa nhiều axit amin, vitamin e và chất chống oxy hóa. các thành phần có trong dầu dừa có tác dụng hỗ trợ thành phần của tỏi nhằm làm mờ vết thâm, cải thiện rạn da và giúp da khỏe mạnh.

Thực hiện:

    Ép 3- 4 tép tỏi, trộn đều với 1 thìa dầu dừa

5. Nước ép tỏi

Sử dụng nước ép tỏi trực tiếp lên da là cách giúp da dễ hấp thu thành phần có trong nguyên liệu này. Tuy nhiên cách này có thể gây nóng da khi thực hiện, vì vậy chỉ nên áp dụng khi da bạn không quá nhạy cảm.

Thực hiện:

    Sử dụng 4 – 5 tép tỏi, đem ép lấy nước

Những điều cần lưu ý khi chữa rạn da bằng tỏi

So với những nguyên liệu thiên nhiên khác tỏi có độ kích ứng cao hơn. Vì vậy khi tận dụng nguyên liệu này để điều trị rạn da, bạn cần lưu ý một số điều sau đây.

    Cách chữa rạn da bằng tỏi không thích hợp với những người có làn da nhạy cảm và mỏng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. vui lòng liên hệ với bác sĩ nếu bạn có thắc mắc về cách chữa rạn da bằng tỏi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-ran-da-bang-toi)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Những người có cơ địa quá mẫn cảm với thời tiết rất hay bị đau nhức đầu mỗi khi thời tiết thay đổi, dù sự thay đổi này là rất nhỏ.
  • Không ai muốn bị ngộ độc thực phẩm, nhất là sau bữa cơm ngày tết. Vì thế hãy trang bị cho mình những vũ khí đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa chuyện xấu xảy ra.
  • Với một số mẹo đơn giản sau đây, bạn có thể tham khảo để phòng tránh bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả:
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Thận đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch cơ thể. Cũng như mạch máu, nếu bị tắc hoặc bịt lấp thì chúng không thể lọc máu, khiến các động, tĩnh mạch bị lão hóa.
  • Năm nay tôi 77 tuổi, bị bệnh sỏi thận tái phát, lại phải chạy chữa tốn kém. Thật may, ông anh cho một quyển sách chữa bệnh bằng cây nhà lá vườn.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY