12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Bạn có biết người bệnh tiểu đường cũng có lượng đường trong máu thấp và có thể rất nguy hiểm

Bệnh tiểu đường thường được nhắc đến với tình trạng lượng đường trong máu tăng cao. Nhưng bạn có biết, bệnh tiểu đường cũng có thể có lượng đường trong máu thấp. Hạ đường huyết phản ứng là biểu hiện ban đầu của một số bệnh nhân tiểu đường.

Khi một số người có các triệu chứng hạ đường huyết như hồi hộp, run, chóng mặt… thì những người này không bao giờ nghi ngờ mình bị tiểu đường mà chỉ nghĩ rằng do ăn ít, suy dinh dưỡng, thiếu máu.

Trên thực tế, một số bệnh nhân tiểu đường sẽ có các biểu hiện như ăn ít và nhanh đói, đây là hiện tượng “hạ đường huyết trước bữa ăn”, đây là biểu hiện ban đầu của một số người bị tiểu đường type 2.

Nguyên nhân nào gây ra hạ đường huyết ở bệnh tiểu đường?

Khi nồng độ đường trong máu đạt đến đỉnh điểm sau khi ăn, bình thường insulin sẽ được tiết ra để kìm hãm sự tăng đường huyết, và lượng đường trong máu sẽ giảm xuống trước bữa ăn tiếp theo. Lúc này glucagon được tiết ra để thúc đẩy quá trình tạo đường trong máu và duy trì năng lượng cho cơ thể.

Bệnh tiểu đường thường được nhắc đến với tình trạng lượng đường trong máu tăng cao.

Cơ chế bài tiết insulin của người bị tiểu đường đã bị rối loạn, insulin tiết ra sau bữa ăn bị chậm lại khiến đường huyết sau ăn ở bệnh nhân tiểu đường tăng cao, nhưng sẽ tiết insulin trước bữa ăn tiếp theo khiến đường huyết tiếp tục giảm và xuất hiện triệu chứng.

Nói cách khác, khi cơ thể cần insulin để giúp hạ đường huyết, insulin không được tiết ra kịp thời, và khi lượng đường trong máu giảm xuống, insulin tiết ra trong một thời điểm không thích hợp dẫn đến sự cố. Loại tín hiệu tiểu đường này có thể dễ dàng khiến nhiều người nhầm lẫn.

Do đó, nếu bạn thường xuyên gặp phải các triệu chứng đường huyết thấp thì cũng nên hết sức cẩn thận.

Hạ đường huyết do tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc của người bệnh như mất thăng bằng, mất điều hòa, suy giảm thị lực hoặc rối loạn ý thức,… Trường hợp nặng có thể bị ngã, gãy xương, trật khớp.

Một số tình huống nguy hiểm hơn như khi tài xế bị tiểu đường, hạ đường huyết sẽ dẫn đến bất tỉnh và gây ra tai nạn xe cộ, nguy hiểm đến tính mạng.

Phải làm gì khi bị hạ đường huyết do tiểu đường?

Bệnh nhân tiểu đường nhẹ đến trung bình và hạ đường huyết thường có thể tự mình ăn viên đường, kẹo hoặc nước đường hoặc với sự giúp đỡ của người nhà, hoặc uống một số loại nước trái cây có đường, nước ngọt hoặc món tráng miệng.

Người bị tiểu đường, hạ đường huyết nặng không ăn uống được thì người nhà hoặc người thân cần gọi xe cấp cứu ngay lập tức.

Người bị tiểu đường, hạ đường huyết nặng không ăn uống được thì người nhà hoặc người thân cần gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Cho bệnh nhân tiểu đường nặng và hạ đường huyết cho ăn có nguy cơ làm bệnh nhân ngạt thở. Bác sĩ hoặc y tá có chuyên môn sẽ bổ sung glucose cho bệnh nhân bằng cách tiêm tĩnh mạch.

Các biện pháp phòng ngừa hạ đường huyết do tiểu đường

1. Insulin hoặc các chất kích thích tiết insulin nên được bắt đầu với liều lượng nhỏ, tăng dần liều, điều chỉnh liều cẩn thận.

2. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn đều đặn, đủ lượng, nếu giảm số lượng bữa ăn thì giảm liều lượng thuốc hạ đường huyết cho phù hợp.

3. Bệnh nhân tiểu đường nên tăng cường bổ sung carbohydrate trước khi tập luyện.

4. Bệnh nhân tiểu đường nên tránh uống nhiều rượu bia và nhịn ăn.

5. Bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên giữ các loại thực phẩm chứa carbohydrate bên mình và ăn chúng ngay lập tức trong trường hợp hạ đường huyết.

Tóm lại, bệnh nhân tiểu đường cần cảnh giác với tình trạng hạ đường huyết và mang theo một số loại thực phẩm tăng đường huyết nhanh để tránh xảy ra tình trạng hạ đường huyết trầm trọng.

Ngoài ra, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể theo dõi sự thay đổi đường huyết trước bữa ăn, đồng thời cải thiện thời gian ăn uống và thói quen ăn uống một cách có mục tiêu để duy trì mức đường huyết ổn định hơn.

Xem thêm: Các dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim dễ bị hiểu nhầm là chứng khó tiêu

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/ban-co-biet-nguoi-benh-tieu-duong-cung-co-luong-duong-trong-mau-thap-va-co-the-rat-nguy-hiem-36108/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY