12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Bạn có biết vì sao mình dễ giận dữ không? Đó có thể là một triệu chứng của bệnh

Dễ giận dữ tưởng chỉ là một phản ứng tâm lý nhưng thực ra ẩn sâu trong nó lại là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Vậy dễ giận dữ là bệnh gì

Đột nhiên thấy mình nóng tính hơn, dù vấn đề xảy ra rất nhỏ nhưng lại bị biến thành chuyện lớn qua cơn giận dữ. Nhiều người cho rằng không sao cả, chỉ là mưa nắng thất thường, từ từ sẽ hết, nhưng rồi tình trạng trầm trọng hơn. Đây là dấu hiệu của một căn bệnh tâm lý. Vậy, dễ giận dữ là bệnh gì?

1. Trả lời câu hỏi “Dễ giận dữ là bệnh gì?”

Nếu bạn cảm thấy mình dễ giận dữ, hay nổi cáu, luôn lo sợ và đề phòng mọi thứ xung quanh, bạn có thể đã mắc một căn bệnh tâm lý đó là rối loạn lo âu. Nhiều người lầm tưởng rằng đó chỉ là một tình trạng hết sức bình thường, nhưng thực ra căn bệnh này lại vô cùng nguy hiểm.

Dễ giận dữ có thể là một triệu chứng của bệnh

Lo lắng là một phản ứng quen thuộc cần có với mỗi người. Nó giúp bạn có nghị lực đương đầu với những tình huống khó khăn, căng thẳng. Nó cũng giúp bạn tập trung toàn bộ tâm trí lực vào hành động và là động cơ thúc đẩy bạn vượt lên khó khăn để thực hiện công việc. Ai ai trong chúng ta cũng từng lo lắng và lo lắng sẽ biến mất khi sự việc được giải quyết.

Tuy nhiên, khi lo lắng trở nên quá mức, con người luôn trong trạng thái sợ hãi quá độ đối với mọi sự việc, hoàn cảnh, kể cả những việc vô cùng đời thường chẳng hạn như tham gia giao thông bằng xe máy, hoặc đi thang máy... Những người mắc chứng rối loạn lo lắng thường cảm thấy vô cùng bất an, sợ sệt về tất cả những thứ xung quanh họ. Những cảm xúc này rất khó kiểm soát và trạng thái này thường kéo dài hơn rất nhiều so với tâm lý lo lắng thông thường.

Nếu như bạn có những dấu hiệu như vậy thì bạn mắc phải căn bệnh lo âu bệnh lý (tên Tiếng Anh gọi là Anxiety Disorder). Bệnh còn có tên gọi khác là chứng rối loạn lo âu toàn thể.

Chứng rối loạn lo âu gây ra dễ cáu gắt, giận dữ

Một điều vô cùng nguy hiểm là chứng rối loạn lo âu thường đồng thời xảy ra với một số bệnh lý khác như rối loạn nhân cách, trầm cảm, rối loạn ăn uống... Bên cạnh những tác hại dễ thấy về tâm lý như người bệnh dễ cáu gắt, dễ giận dữ, hoặc người bệnh luôn tồn tại tâm lý sợ hãi, mất niềm tin vào cuộc sống. Không những thế, rối loạn lo âu còn gây ra các bệnh liên quan đến sức khoẻ, điển hình là rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa, các vấn đề về tim mạch, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính...

Bệnh rối loạn lo âu càng ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Ngoài yếu tố di truyền, hiện nay, giới trẻ dễ mắc bệnh này là do những căng thẳng, stress, áp lực trong học tập, cuộc sống, các kỳ vọng của gia đình mà giới trẻ không làm được.

Người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung thường có suy nghĩ e ngại, lo sợ người khác biết mình có vấn đề về tâm lý nên thường giấu, không muốn chia sẻ, đó lại là nguyên nhân làm tình trạng tệ hơn. Theo thống kê ở Mỹ, chỉ 10% người Việt tìm đến chuyên gia để được giải quyết vấn đề tâm lý. Khác với người châu Âu, chỉ cần vợ chồng có bất hòa mà không tự thỏa thuận với nhau được là họ đã tìm đến bác sĩ tâm lý.

2. Bộ câu hỏi kiểm tra xem bạn đang có nguy cơ mắc bệnh hay không​

Làm sao biết được mình có mắc bệnh hay không?

Để kiểm tra xem bạn có đang bị rối loạn lo âu hay không, hãy thành thật trả lời các câu hỏi dưới đây. Nếu bạn có ít nhất 4 câu trả lời “Có” thì bạn đã bị rối loạn lo âu:

• Bạn có thường xuyên cảm thấy mình bị căng thẳng, lo lắng hoặc dễ cáu gắt, bực mình?

• Tâm lý lo lắng của bạn có ảnh hưởng đến học tập, công việc hay bất cứ hoạt động nào của bạn không?

• Mặc dù biết mình sợ hãi là rất vô lý, nhưng bạn lại không thể kiểm soát được điều đó.

• Bạn luôn nghĩ rằng nếu công việc không được làm theo cách bạn suy nghĩ thì sắp có một điều gì xấu sẽ xảy ra?

• Khi bạn cảm thấy tình huống nào đó gây lo lắng cho bạn, bạn có né tránh không?

• Khi bạn biết chắc rằng mình không có bệnh lý về tim mạch nhưng bạn lại hay bị những cơn nhịp tim đập nhanh?

• Bạn luôn có cảm giác sắp có điều gì đó nguy hiểm và thảm họa sắp xảy ra đối với bạn không?

Việc phát hiện bệnh tâm lý đóng vai trò quyết định trong kết quả điều trị bệnh. Nếu không phát hiện kịp thời, sẽ rất khó điều trị mà còn gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm cho người bệnh và những người xung quanh.

Dễ giận dữ là bệnh gì? Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi này và biết thêm những kiến thức để có thể tự kiểm soát, phòng tránh căn bệnh này hoặc nếu cần hãy nhờ sự tư vấn của các chuyên gia tâm lý.

Khuyên Vũ

Theo Tạp chí Sống Khoẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/ban-co-biet-vi-sao-minh-de-gian-du-khong-do-co-the-la-mot-trieu-chung-cua-benh-24460/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY