Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bàn tay hoại tử vì tự chữa sau khi bị rắn cắn

Sau khi bị rắn cắn vào ngón tay, nam thanh niên không đến cơ sở y tế mà tự điều trị ở nhà bằng cách đắp Thu*c.

Đi trồng keo thuê, một người đàn ông ở Hà Tĩnh bị rắn cắn Tu vong

Bệnh nhân b.q.đ. (26 tuổi, địa chỉ tại quảng yên, quảng ninh) đến bệnh viện việt nam - thụy điển uông bí (quảng ninh) trong tình trạng hoại tử bàn tay trái.

Người nhà của đ. cho biết cách đây một tuần, anh bị rắn hổ mang bành cắn vào ngón trỏ bàn tay trái. sau đó, gia đình không đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế mà tự điều trị ở nhà bằng cách đắp Thu*c nam lên vị trí rắn cắn.

Bàn tay hoại tử vì tự chữa sau khi bị rắn cắn - Ảnh 2.

Bàn tay bị hoại tử của người bệnh sau một tuần tự đắp Thu*c nam tại nhà. ảnh: bvcc.

Sau một tuần, nam thanh niên có biểu hiện sốt cao, sưng nề bàn tay, lan lên toàn bộ cánh tay trái. đặc biệt, bàn tay trái của bệnh nhân thâm tím, chảy dịch mủ màu vàng, mùi hôi.

Lúc này, gia đình mới đưa Đ. đến bệnh viện điều trị. Các bác sĩ nhận định bệnh nhân tiên lượng nặng.

Theo các bác sĩ, một trong những sai lầm lớn nhất khi sơ cứu người bị rắn cắn là áp dụng phương pháp dân gian, chưa có cơ sở khoa học để điều trị. khi bỏ lỡ thời gian "vàng" trong điều trị, nọc độc gây ảnh hưởng nặng nề tới cơ thể, dẫn đến suy hô hấp, hoại tử. lúc này, việc điều trị của bác sĩ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Khi không may bị rắn độc cắn, người dân cần sơ cứu đúng cách để hạn chế sự xâm nhập của nọc độc vào cơ thể:

- Động viên bệnh nhân bình tĩnh và hạn chế cử động.

- Đặt vùng bị cắn nằm thấp hơn tim để làm chậm mức độ hấp thu độc tố.

- Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối S*nh l*.

- bất động chân, tay bị rắn cắn bằng vải hoặc nẹp.

- Dùng một miếng gạc hoặc vải khô và sạch để băng kín vùng bị cắn.

- Đưa người bị nạn đến ngay cơ sở y tế.

Theo Zing

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/ban-tay-hoai-tu-vi-tu-chua-sau-khi-bi-ran-can-20201030091358581.htm)
Từ khóa: nam thanh niên

Tin cùng nội dung

  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Bệnh trĩ là bệnh do có sự dãn quá mức các tĩnh mạch ở hậu môn - trực tràng, đặc biệt có sự phình tĩnh mạch các đám rối tĩnh mạch trĩ.
  • Tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử... Tôi 37 tuổi, sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn phải thức ăn lạ. Bệnh làm tôi rất mệt mỏi và chán ăn. Nhiều người nói, bệnh của tôi dễ dẫn đến viêm ruột hoại tử khiến tôi rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có thể điều trị và phòng tránh thế nào. Nguyễn Thị Lan (Hà Nội)
  • Viêm ruột hoại tử là bệnh lý đường tiêu hóa nặng. Bệnh đã được ghi nhận tại nhiều nơi ở Việt Nam sau năm 1975.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY