Chuyện lạ hôm nay

Bạn thân 80 năm cuối đời về chung viện dưỡng lão

(MangYTe) - Hai người bạn già đã chia sẻ vui buồn cùng nhau suốt 80 năm cuộc đời và giờ đây, mọi chuyện càng viên mãn hơn khi họ chuyển đến cùng một nơi chăm sóc.

Olive Woodward và Kathleen Saville đều đã 89 tuổi và họ chưa từng xa cách kể từ khi gặp nhau lần đầu tiên ở trường vào năm 11 tuổi. Chồng của họ cùng làm việc cho tập đoàn khai thác than Coal Board, chính vì vậy, hai người cùng sống trên một con đường ở Mansfield, Nottinghamshire (Anh). Bà Kathleen đã mất chồng là ông Leonard vào năm 1989 sau cuộc hôn nhân 35 năm và mới chuyển đến viện dưỡng lão Berry Hill Park ở Mansfield năm ngoái. Trong khi đó, bà Olive mất chồng là ông Roy vào năm 2004 và đã sống một mình kể từ khi ông ấy qua đời cho đến bây giờ, khi bà quyết định đến viện dưỡng lão để sống cùng người bạn thân thiết. Hiện tại, cặp bạn già dành toàn bộ thời gian cho nhau để tạo ra những “trò nghịch ngợm”. Hai người nói rằng bí mật cho tình bạn lâu dài của mình là không bao giờ cãi vã. “Chúng tôi 89 tuổi nhưng trông như mới 63. Chúng tôi là bạn tốt và không bao giờ tranh cãi. Chúng tôi trông vẫn ưa nhìn. Cả hai chưa bao giờ mâu thuẫn về bất cứ điều gì. Bà ấy là một người bạn tốt. Chúng tôi không gây ra bất cứ rắc rối nào trong viện dưỡng lão nhưng đôi khi cả hai hay "chấn chỉnh" nhân viên chăm sóc. Tôi rất vui vì Olive đang ở đây. Hai chúng tôi như trở lại thời nữ sinh, hay cười khúc khích, bôi son đỏ mọng và trưng diện quần áo. Chúng tôi luôn nói với nhau rằng có gì thì cứ khoe ra”, bà Kathleen, người từng làm giám sát viên tại tổng đài điện thoại Mansfield nói. 

Hai cụ bà quen biết sau khi ngồi cạnh nhau tại trường Ravenshead ở Nottingham, vào năm 1941. Bà Kathleen kết hôn với ông Leonard vào năm 1954 trong khi bà Olive đã gặp ông Roy 2 năm sau đó rồi có 2 cô con gái, 5 người cháu và 4 người chắt. Hiện tại, sau gần 8 thập kỷ, tình bạn của họ vẫn vẹn nguyên. Bà Kathleen và bà Olive cũng là 2 trong số những cư dân lớn tuổi nhất tại viện dưỡng lão. “Tôi biết rằng chúng tôi sẽ luôn là bạn khi tôi gặp Olive. Bà ấy có ý nghĩa rất lớn với tôi. Chúng tôi đã trở thành bạn bè bằng cách nói với nhau những gì mình nghĩ và không bao giờ tranh cãi. Nếu Olive đi trước, bà ấy chắc chắn sẽ quay lại tìm tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm bạn trên thiên đường”, bà Kathleen nói thêm. Bà Olive, người từng làm công việc đánh máy đã chuyển đến căn phòng đối diện với bà Kathleen trong khu phức hợp 66 của viện dưỡng lão vào tháng trước. Nói về người bạn tốt của mình, bà Olive cho biết:“Bà ấy vui vẻ, hay cười và chúng tôi không tranh cãi. Chúng tôi vẫn có khả năng chăm sóc bản thân và chăm sóc lẫn nhau. Chúng tôi sống gần nhau suốt cuộc đời nên sống dưới một viện dưỡng lão dường như là việc hiển nhiên. Tôi cảm thấy rất may mắn khi có người bạn thân nhất của mình gần kề. Chúng tôi đã cùng nhau xây dựng nhiều kỷ niệm và vẫn tiếp tục tạo ra nhiều kỷ niệm hơn mỗi ngày. Khi Kathleen chuyển đến viện dưỡng lão, tôi nhớ bà ấy và thường đến thăm bà vào thứ bảy hàng tuần để ăn trưa. Sau đó tôi nghĩ tại sao mình không chuyển đến đây? Nếu tôi không vui hoặc gặp rắc rối, tôi chỉ cần tìm Kathleen và cuối cùng, cả hai sẽ luôn cười”.Trà XanhTheo LB/TS

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/chuyen-la/ban-than-80-nam-cuoi-doi-ve-chung-vien-duong-lao-20191207075216340.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Do người giúp việc đột ngột nghỉ làm nên gia đình tôi gặp khó khăn trong việc chăm sóc ông nội. Ai cũng bận công việc, vợ tôi lại mới sinh em bé. Tôi đang nghĩ tới việc thuê người giúp việc mới mà tìm chưa ra, nhất là cuối năm thế này càng khó tìm. Nếu không được thì đành phải tính đến việc gửi ông vào nhà dưỡng lão. Thật là khó nghĩ quá! Không biết ở đâu có nhà dưỡng lão tốt, nhờ mangyte chỉ giúp? Xin cảm ơn! (Thành Huy - huy.mario…@gmail.com),
  • Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.
  • Ngược đãi người cao tuổi là khi người nào đó lợi dụng hoặc gây hại cho người cao tuổi. Ngược đãi người cao tuổi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Tìm hiểu thêm
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY