Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Bản tin dịch COVID-19 trong 24h: Còn 2 bệnh nhân COVID-19 phải thở máy, đa số bệnh nhân trong tình trạng ổn định

Sáng ngày 27/7, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới, đa số các bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại các cơ sở y tế trong tình trạng ổn định, 2 bệnh nhân phải thở máy. Việt Nam còn gần 12.000 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly, theo dõi sức khỏe.

Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại bản tin 9h hàng ngày.

Tính đến 9h00 ngày 27/7/2020, theo thống kê của worldometers.info::

*Thế giới:  16.405.194 người mắc; 651.674 người Tu vong

215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.

- Việt Nam đứng thứ 161/215 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh.

* Việt Nam: 420 ca mắc COVID-19, không có ca Tu vong.

Trong đó:

- Số ca bình phục: 365 ca

- 55 ca bệnh đang được điều trị.

Số TH nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay

Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng

Số TH đang được cách ly tập trung

Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế

276

144

10.413

774


Tính đến 9h ngày 25/7: Việt Nam có tổng cộng 276 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

+ Từ 18h ngày 26/7 – 6h sáng 27/7: ghi nhận thêm 02 ca mắc mới

2. Số ca bình phục trong 24h qua: 0

3. Số ca Tu vong: 0

4. Số ca tiến triển tốt:

- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 05 ca.

- Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 03 ca.

5. Số ca nặng: 02

6. Số người cách ly: 11.954

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 232

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 10.922

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 800

7. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 276

8. Số trường hợp mắc được phát hiện tại cộng đồng: 144

9. Nhận xét

-Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, đến 9h ngày 27/7 7 thế giới ghi nhận hơn 16,5 triệu ca mắc, hơn 650 nghìn người Tu vong. Diễn biến dịch bệnh cực đoan, đáng lo ngại một số khu vực trên thế giới xuất hiện các đợt bùng phát  dịch thứ hai, thứ ba. Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia vẫn là nước có số ca mắc cao. Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực Đông Nam Á chưa ghi nhận ca Tu vong do COVID-19.

Ngày 26/7, trước tình hình xuất hiện hai ca bệnh mới (BN 419 và BN420) tại Quảng Ngãi và Đà Nẵng, Bộ Y tế đã chỉ đạo Viện Pasteur Nha Trang phối hợp với Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng tiến hành điều tra và triển khai các hoạt động phòng chống dịch, lập danh sách tất cả người tiếp xúc gần và lấy mẫu xét nghiệm bao gồm cả người thân, học sinh cùng trường, các nhân viên y tế, người tiếp xúc gần với bệnh nhân. ... Đồng thời Bộ Y tế ban hành Thông báo khẩn số 16 thông báo cho những người có lịch trình di chuyển tới các khu vực mà bệnh nhân đã đi qua, yêu cầu những người này:

+ Liên hệ ngay với cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn hỗ trợ;

+ Gọi điện đến các đường dây nóng: 1900.9095 (Bộ Y tế), 1900988975 (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Đà Nẵng) và 0914021022 (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi) cung cấp số điện thoại những người đã tiếp xúc gần với mình;

+ Thực hiện cách ly tại nhà;

+ Khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ.

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Tiếp tục điều tra dịch tễ, lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần và có liên quan với bệnh nhân, thực hiện cách ly và lấy mẫu để xét nghiệm tất cả các đối tượng này (bao gồm: người thân, học sinh cùng trường, người tiếp xúc gần trên xe khách, toa tàu; nơi bệnh nhân thường trú, nơi bệnh nhân từng đến; các nhân viên y tế, người tiếp xúc gần tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng,...) để tiến hành xét nghiệm khẳng định.

2. Tổ chức cách ly, quản lý, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo phòng chống lây nhiễm, không để lây nhiễm trong cơ sở điều trị.

3. Tổ chức giám sát chặt chẽ hằng ngày tình hình sức khỏe của tất cả người tiếp xúc gần và có liên quan với bệnh nhân, nếu phát hiện bất kỳ trường hợp nào có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

4. Tăng cường giám sát trọng điểm hội chứng cúm (ILI), viêm phổi nặng (SVP), giám sát trọng điểm COVID-19, giám sát dựa vào sự kiện (EBS) nhằm phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch trong động đồng.

5. Tiếp tục thực hiện việc: Rà soát (đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng), lập danh sách tất cả các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trên địa bàn, tổ chức cách ly, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

6. Tiến hành ngay việc xử lý, phun khử trùng triệt để môi trường tại nơi bệnh nhân thường trú, trường học, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng, phương tiện vận chuyển và các khu vực có liên quan khác theo đúng quy định tại hướng dẫn giám sát và phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế.

7. Báo cáo hàng ngày kết quả giám sát, điều tra, phòng chống dịch COVID-19 về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) theo quy định.

Tại Hội nghị Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ và Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, hàng giả, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhận định, dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp ở nhiều nước trên thế giới và qua vụ việc có nhiều người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương tổ chức quán triệt, chỉ đạo các lực lượng chức năng nâng cao cảnh giác, đề cao hơn nữa trách nhiệm đối với cộng đồng, đất nước, kiên quyết không để xảy ra tình trạng có người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trong thời gian tới.

Về tình hình điều trị:

Sáng ngày 27/7, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới, đa số các bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại các cơ sở y tế trong tình trạng ổn định, 2 bệnh nhân phải thở máy.  Đặc biệt, BN461 phải thở máy, lọc máu liên tục, chạy ECMO. Tính đến 9h sáng ngay 27/7, có 5 bệnh nhân âm tính lần 1 với virus SARS CoV-2, 3 bệnh nhân âm tính 2 lần với virus này, còn 47 bệnh nhân dương tính. Đến nay, đã có 365 người khỏi bệnh COVID-19.

Khuyến cáo:

Người dân ở các tỉnh có nguy cơ như Đà Nẵng thực hiện nghiêm quy định khẩu trang, rửa tay sát khuẩn để phòng ngừa dịch bệnh.

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với "nhiệm vụ kép", vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch COVID-19, cương quyết không để dịch bệnh lây nhiễm trong cộng đồng, biên giới phải được kiểm soát tốt.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo tiếp tục thực hiện 6 biện pháp bảo vệ trong phòng, chống dịch COVID-19:

- Vệ sinh tay

- Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi

- Không chạm tay lên mặt khi chưa rửa sạch tay

- Hạn chế ở những không gian kín hoặc nơi đông người.

- Giữ khoảng cách tối thiểu 1m

- Thường xuyên làm sạch và khử trùng các vật/bề mặt hay được chạm vào.

Hải Yến

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5f1e38a8f8ec6e813b365652)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY