Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Băng huyết sau sinh là gì và cách phòng tránh băng huyết sau sinh

Nhiều sản phụ được kết luận băng huyết sau sinh nhưng họ không rõ băng huyết sau sinh là gì để ngăn ngừa và chữa trị. Hãy cùng tìm hiểu chủ đề này qua bài viết dưới đây.

hiện tượng băng huyết sau sinh là gì, làm sao để tránh băng huyết sau sinh là các câu hỏi thường gặp của nhiều bà mẹ trẻ, đặc biệt là những chị em sinh con lần đầu.

Băng huyết được xem là một trong những T*i n*n sản khoa khá phổ biến trong đời sống hiện đại. đây được xem là một bệnh lý nguy hiểm, người mẹ có thể Tu vong nếu không được chữa trị kịp thời. vì vậy, những chị em đang hoặc có ý định mang thai cần bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết về hiện tượng băng huyết sau sinh để nhận biết và có biện pháp xử lý kịp thời.

1. Băng huyết sau sinh là như thế nào?

Băng huyết sau được hiểu là hiện tượng mà bộ phận Sinh d*c ở nữ hoặc tử cung xuất hiện nhiều máu trong vòng 24h sau sinh. thời gian gần đây, băng huyết sau khi sinh trở thành tai biến sản khoa nguy hiểm khá phổ biến khiến nhiều chị em lo lắng và là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến Tu vong ở sản phụ. vì lý do đó, những chị em mang thai hoặc có ý định mang thai cần cần trang bị kỹ các kiến thức cho bản thân để tránh băng huyết sau sinh.

2. Nguyên nhân của hiện tượng băng huyết sau sinh?

Có rất nhiều lý do dẫn đến sản phụ bị băng huyết sau sinh như:

+ Tử cung bị đờ khi sinh

Có nhiều trường hợp tử cung của người mẹ không thể co nhỏ lại sau khi thai nhi được sinh ra ngoài do những yếu tố như:

- Tử cung có độ đàn hồi kém: có thể do đã trải qua nhiều lần sinh nở hoặc do người mẹ bị u xơ tử cung, dị dạng tử cung.

- Tử cung bị căng quá mức: thai nhi quá to hoặc sản phụ mang thai đôi, thai 3 làm cho nước ối quá nhiều dẫn đến căng tức tử cung.

+ Do sự bất thường của nhau thai

Khi diện tích bánh nhau của thai quá lớn, khả năng nhau bám thấp, đến khi bong ra có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu nhiều không cầm được.

+ Do đường Sinh d*c bị tổn thương

Đa phần những sản phụ chọn phương pháp sinh thường có thể gặp phải trường hợp vỡ tử cung, cổ tử cung bị rách khiến *m đ*o xuất huyết nhiều và dẫn đến băng huyết.

Ở một vài trường hợp, sản phụ sinh non, sinh quá nhanh mà không có sự can thiệp của y khoa cũng dễ mắc nguy cơ tổn thương đường Sinh d*c và băng huyết.

+ Rối loạn đông máu ở sản phụ

Khi người mẹ trong quá trình sinh nở mắc chứng rối loạn đông máu, nhất là những trường hợp rau bong non, nhiễm trùng, thai lưu, tắc mạch ối cũng sẽ khiến máu chảy không ngừng và băng huyết sau sinh là điều khó tránh khỏi.

3. Dấu hiệu băng huyết sau sinh

Trường hợp người mẹ bị băng huyết sau sinh, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng:

+ Đường Sinh d*c chảy máu liên tục trong vòng 24h đầu sau khi sinh.

+ Máu ứ đọng trong buồng tử cung làm tăng thể tích tử cung, đáy tử cung gò lên, tử cung bị mềm nhão, to ra theo bề ngang, căng tức nhiều kèm theo đau quặn và mỏi lưng.

+ Ra nhiều máu, tình trạng kéo dài, có thể xuất hiện máu cục.

+ Khi mất quá nhiều máu, sẽ kéo theo việc người mẹ bị tụt huyết áp, chóng mặt nhức đầu, vã nhiều mồ hôi, buồn nôn, tim đập nhanh,…

+ Với những sản phụ bị rối loạn đông máu, máu từ đường Sinh d*c sẽ ra xuất hiện nhiều và loãng, không có máu cục sau khi sinh.

+ Niêm mạc nhợt nhạt, da người mẹ tái xanh, cơ thể luôn cảm thấy khát nước, mạch máu đập nhanh kèm theo hiện tượng tay chân rã rời, mất sức.

4. Những biến chứng có thể xảy ra do băng huyết sau sinh

+ Gây vô sinh trong trường hợp đường sinh sản bị nhiễm trùng nặng.

+ Mắc nhiễm trùng hậu sản.

+ Tình trạng mất nhiều máu sẽ làm giảm thể tích máu tuần hoàn, nếu hiện tượng này vẫn kéo dài có thể gây suy thận thậm chí Tu vong cho mẹ.

+ Dễ mắc hội chứng Sheehan – làm hoại tử tuyến yên, khiến cơ thể sản phụ suy nhược, rụng tóc, mất sữa, tắc kinh,…

+ Ảnh hưởng không nhỏ đến tâm S*nh l* của người mẹ trong suốt giai đoạn chăm em bé và gây ám ảnh cho những lần mang thai sau.

5. Cách xử lý băng huyết sau sinh an toàn, hiệu quả

Để  hiện tượng băng huyết sau sinh không diễn ra, chị em cần nắm vững kiến thức về bệnh cũng như biết được giải pháp khắc phục cần thiết:

Khi phát hiện mình có thai, chị em nên đi thăm khám thai sản định kỳ ở các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để kịp thời phát hiện những bất thường có thể dẫn đến nguy cơ băng huyết sau sinh.

+ Uống bổ sung viên sắt và ăn những loại thực phẩm giàu chất sắt để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu.

+ kế hoạch hóa gia đình cũng là cách hạn chế băng huyết sau sinh không nên sinh nhiều, sinh dày, đặc biệt tránh việc nạo Ph* thai để không gây ảnh hưởng đến tử cung và buồng trứng.

+ nếu không may gặp phải băng huyết sau sinh, chị em cần nhanh chóng được bác sĩ theo dõi và thực phương pháp cầm máu, hồi sức để khắc phục kịp thời tai biến này.

6. Sản phụ băng huyết sau sinh nên ăn gì?

Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, giúp bổ máu, để bù đắp lượng máu bị thiếu hụt do băng huyết, đồng thời cung cấp thêm nguồn dưỡng chất dồi dào để cơ thể phục hồi.

Các chị em đang trong thời kỳ mang thai cũng cần bổ sung thực phẩm giàu sắt để vừa hạn chế nguy cơ băng huyết sau sinh vừa giúp tăng sức đề kháng hỗ trợ “vượt cạn” thành công.

+ Thịt bò

Đây là sự lựa chọn hàng đầu giúp cung cấp sắt cho cơ thể. sắt trong thịt bò rất dễ hấp thụ, thích hợp cho những người đang mang thai và những ai đang băng huyết sau sinh.

+ Các loại rau xanh

Rau có màu xanh đậm như: rau chân vịt, cải xoăn sẽ là nguồn cung cấp vitamin và chất sắt dồi dào. Chúng giúp hỗ trợ tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt và cũng rất tốt cho phụ nữ bị băng huyết.

+ Trứng

Chất sắt được tìm thấy khá nhiều trong lòng đỏ trứng gà. ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa một số dưỡng chất rất có lợi cho phụ nữ bị băng huyết như protein, canxi, photpho,…

 + Đậu phụ

Người bị băng huyết có thể bổ sung đậu phụ trong khẩu phần ăn bởi đây là thực phẩm có hàm lượng sắt rất cao. bên cạnh đó, đậu phụ còn giúp ngăn ngừa ung thư vú hiệu quả.

+ Trái cây

Nho hay chuối là lời khuyên cho người bị băng huyết sau sinh bởi đây là những loại trái có hàm lượng sắt và khoáng chất dồi dào. dùng chuối, nho tráng miệng sau bữa ăn sẽ giúp cho chị em bổ sung thêm sắt cho cơ thể, phòng ngừa nguy cơ thiếu máu sau sinh.

Với những chia sẻ của chúng tôi, hi vọng các chị em đã trả lời được câu hỏi băng huyết sau sinh là gì cũng như có thêm kiến thức để ngăn ngừa nguy cơ băng huyết sau sinh. các sản phụ nên nhớ nếu về nhà sau sinh mà vẫn bị băng huyết thì nên lập tức đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời, tránh những biến chứng không đáng có về sau.

Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/bang-huyet-sau-sinh-la-gi-va-cach-phong-tranh-bang-huyet-sau-sinh-360318.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/bang-huyet-sau-sinh-la-gi-va-cach-phong-tranh-bang-huyet-sau-sinh-360318.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/me-bau-214/bang-huyet-sau-sinh-la-gi-va-cach-phong-tranh-bang-huyet-sau-sinh-360318)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tôi bị giãn phế quản, bệnh thường bùng phát đợt cấp khi thay đổi thời tiết. Xin bác sĩ cho biết cách phòng tránh giãn phế quản?
  • Tôi năm nay 45 tuổi, từ trước tới giờ khỏe mạnh, không có bệnh gì. Vừa qua có đợt khám sức khỏe của cả khu mới phát hiện ra nhiều người bị nhiễm virut viêm gan C.
  • Nước vào tai là một trong những nguyên nhân gây viêm ống tai ngoài. Bệnh có thể phòng tránh từ những kỹ năng đơn giản.
  • Bố tôi bị sỏi mật đã mổ nhưng sỏi vẫn tái phát. Xin hỏi bác sĩ vì sao lại tái phát, cách phòng tránh bệnh sỏi mật như thế nào.
  • Các nhà khoa học hiện nay tin rằng, các triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh có thể phát triển trong khi một phụ nữ vẫn đang trong giai đoạn mang thai.
  • Với những người chưa bị mắc bệnh nên trang bị cho mình những kiến thức phòng tránh bệnh trước khi quá muộn.
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp, là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY