Băng huyết sau sinh là tình trạng mất máu tích luỹ 1.000 ml hoặc mất máu do các dấu hiệu giảm thể tích máu trong vòng 24h sau sinh. băng huyết được chia làm 2 loại gồm băng huyết nguyên phát và băng huyết thứ phát. trong đó, băng huyết nguyên phát thường ít gặp hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân từ chủ quan tới khách quan gây nên tình trạng băng huyết sau sinh. trong đó, phụ nữ có nguy cơ bị băng huyết khi sinh thường có cơ tử cung yếu do sinh nhiều lần, phụ nữ mắc u xơ tử cung, tử cung dị dạng, co giãn quá mức dẫn tới đa thai, đa ối…
Ngoài ra, quá trình sinh, phụ nữ dễ bị băng huyết khi thời gian chuyển dạ kéo dài, nhiễm khuẩn ối, sót rau trong buồng tử cung.
Sản phụ bị suy nhược, thiếu máu, tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén, có tiền sử sảy thai, nạo hút nhiều lần, từng bị sót rau viêm niêm mạc tử cung, sinh non, xử lý thai lưu, đẻ nhanh hoặc đẻ ở tư thế đứng.
Nguyên nhân khác có thể kể đến là do bác sĩ đỡ đẻ lấy rau không đúng cách, đỡ đẻ không đúng kỹ thuật…
(Ảnh minh họa)Phụ nữ băng huyết sau sinh thường bị chảy máu không kiểm soát từ đường Sinh d*c, lượng máu có thể nhiều hoặc ít, máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, máu cục hay máu loãng.
Ngoài ra, sản phụ có thể bị giảm huyết áp, tăng nhịp tim, da xanh nhợt, khát nước, chân tay lạnh, vã mồ hôi, giảm hồng cầu, sưng/đau ở *m đ*o, sốt.
Người bị băng huyết khi sinh, tuỳ thuộc vào mức độ mất máu và khả năng hồi sức, cầm máu có tích cực hay không mà có thể gây ra những biến chứng từ nặng tới nhẹ.
Nếu nhẹ, sản phụ có thể bị choáng do giảm thể tích tuần hoàn, lâu dài gây thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng Sheehan, gầy ốm, rụng lông tóc, mất sữa, vô sinh, nhiều trường hợp phải cắt tử cung.
Trong trường hợp nặng, sản phụ có thể bị nhiễm trùng hậu sản, suy thận, suy đa tạng và Tu vong nhanh chóng.
Theo các chuyên gia, nguy cơ Tu vong do băng huyết ở các bà mẹ là khoảng 1/1.000 ca ở các nước đang phát triển. có tới 99% các trường hợp Tu vong do bị băng huyết sau sinh xảy ra ở các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình.
Băng huyết sau sinh nếu không được phát hiện, phòng ngừa và có những biện pháp can thiệp từ sớm, bệnh nhân có thể Tu vong. vì vậy, phụ nữ trong thời kỳ sinh sản cần chú ý những thông tin sau để hiểu rõ hơn về cách phòng ngừa băng huyết sau sinh:
- Khi lên cơn chuyển dạ, tránh chuyển dạ kéo dài, theo dõi quan sát chuyển dạ trên monitorning, cơn gò tử cung, tim thai và xoá mở cổ tử cung.
- tiêm oxytocin để phòng ngừa băng huyết sau sinh. quá trình mang thai nên bổ sung sắt đầy đủ.
- Phòng ngừa nhiễm trùng ối bằng cách uống kháng sinh. Thăm khám sức khoẻ thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.
- Quá trình sản phụ chuyển dạ, các bác sĩ cần thận trọng khi sử dụng các loại Thu*c gây tê hay gây mê.
- Sản phụ cần xét nghiệm rối loạn đông máu toàn bộ. Nếu cần thiết, có thể khám chuyên khoa về nội huyết học.
- Không thực hiện các thủ thuật giúp sinh nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Báo ngay cho bác sĩ nếu thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường trong quá trình mang thai.
Theo các chuyên gia, để phòng ngừa băng huyết thì chăm sóc sau sinh là việc làm quan trọng nhất. theo đó, phụ nữ sau sinh (cả sinh thường hay sinh mổ) đều cần theo dõi các biểu hiện bất thường.
lam anh (t/h)