Tâm sự hôm nay

Bạo lực trên cơ sở giới trong thời kỳ Covid-19

(MangYTe) - Ngày 24/12/2020, tại Hà Nội, Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Bình đẳng giới (BĐG) tổ chức Chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ công tác vì sự tiến bộ phụ nữ và BĐG cho công chức, viên chức các đơn vị thuộc Bộ LĐ-TBXH với chủ đề “Vấn đề bạo lực trên cơ sở giới trong thời kỳ Covid”.

Dự chương trình có Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Trưởng ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà; báo cáo viên Nguyễn Đức Nam, Giám đốc Công ty tham vấn, nghiên cứu và tâm lý học cuộc sống; cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị, Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ thuộc Bộ.

Bạo lực trên cơ sở giới trong thời kỳ Covid-19 - Ảnh 1.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà phát biểu khai mạc chương trình.

Kể từ khi luật bđg được quốc hội thông qua năm 2006 và luật phòng, chống bạo lực gia đình được quốc hội thông qua năm 2007, công tác bđg và phòng, chống bạo lực dựa trên cơ sở giới tại việt nam ngày càng được thể chế hóa và tiến hành thực hiện qua các chiến lược, chương trình hành động, chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội qua từng giai đoạn 10 năm và 5 năm trong mọi lĩnh vực.

Bạo lực trên cơ sở giới trong thời kỳ Covid-19 - Ảnh 2.

Báo cáo viên Nguyễn Đức Nam.

"bất bđg trong các cơ hội việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, thu nhập, trong thực hiện chính sách đối với lao động nữ và ngay trong gia đình cũng khiến khoảng cách giới trong nhiều lĩnh vực chưa được thu hẹp. bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em gái cũng được xem là những trở ngại lớn trong việc giảm bất bđg ở việt nam. đây vẫn được coi là vấn đề nhạy cảm, nhiều nạn nhân vì các lý do khác nhau đã cam chịu, không tố cáo, nhất là khi người gây bạo lực, xâm hại chính là người thân của họ.

Vì vậy, để giải quyết bất BĐG ở Việt Nam, các văn bản, pháp luật, chính sách, chương trình và đặc biệt là vai trò truyền thông cần làm thay đổi được những quan niệm truyền thống cứng nhắc về giá trị, vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình, trong công việc và ngoài xã hội", Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh.

Bạo lực trên cơ sở giới trong thời kỳ Covid-19 - Ảnh 3.

Chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về“vấn đề bạo lực trên cơ sở giới trong thời kỳ covid-19”.

Thứ trưởng cho rằng sẽ không có BĐG nếu không có sự quan tâm của các cơ quan có trách nhiệm trong việc rà soát, nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi toàn diện các chính sách, pháp luật liên quan; không có sự chia sẻ trách nhiệm của nam giới trong gia đình và ngoài xã hội nhằm chấm dứt bạo lực, xâm hại với phụ nữ và trẻ em gái. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng cần nâng cao tính tự chủ, sự quyết đoán để tham gia tích cực hơn nữa vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; đồng thời chủ động chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề bạo lực, xâm hại hơn là lựa chọn cách im lặng.

Bạo lực trên cơ sở giới trong thời kỳ Covid-19 - Ảnh 4.

Thảo luận về giới và bạo lực

Bạo lực trên cơ sở giới trong thời kỳ Covid-19 - Ảnh 5.

Chủ đề “vấn đề bạo lực trên cơ sở giới trong thời kỳ covid” được thảo luận sôi nổi.


Một xã hội bình đẳng, không có bạo lực xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em và để mục tiêu này có thể trở thành hiện thực nếu tất cả các cấp, các ngành, toàn thể cộng đồng cùng cam kết và có các hành động cụ thể, thiết thực. hãy coi công tác phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước mà là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành và cả cộng đồng. sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội sẽ tạo nên sức mạnh to lớn hướng tới mục tiêu xây dựng một môi trường an toàn, bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em.

Bạo lực trên cơ sở giới trong thời kỳ Covid-19 - Ảnh 6.

Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động Nguyễn Anh Thơ nhấn mạnh giá trị nhân văn về BĐG, đó là vấn đề đạo đức.

Tại chương trình, các chị em được nghe báo cáo viên nguyễn đức nam chia sẻ vấn đề chung về giới và bạo lực giới trên cơ sở giới; các con số cần quan tâm (nghiên cứu về bạo lực gia đình trong bối cảnh covid-19 tại việt nam); tìm hiểu và phân biệt các khái niệm về giới, định kiến giới, khuôn mẫu giới, phân biệt đối xử về giới, bđg, bạo lực trên cơ sở giới, nhạy cảm giới, lồng ghép giới; giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ; nhiệm vụ của công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ; phụ nữ tiến bộ tới đâu; xây dựng ý tưởng thực hành vì sự tiến bộ phụ nữ…

Bạo lực trên cơ sở giới trong thời kỳ Covid-19 - Ảnh 7.

Trao đổi về bất bình đẳng giới.

Các học viên đã tham gia thảo luận sôi nổi và bày tỏ quan điểm của mình về giới, bạo lực giới và bđg… ngoài ra, nhiều chị em mong muốn các buổi tập huấn về bđg nên có nam giới tham dự cùng, qua đó giúp họ hiểu và chia sẻ hơn với nữ giới.

Bài học mô tả về người phụ nữ.

Ông nguyễn anh thơ, phó cục trưởng cục an toàn lao động nhấn mạnh giá trị nhân văn về bđg, đó là vấn đề đạo đức. "việc lựa chọn giới tính khi sinh là bạo lực trên cơ sở giới; đồng thời phải tạo điều kiện và cơ hội như nhau cho nam và nữ ngay từ khi còn là trẻ em. đây là cơ sở để tạo ra vị thế bình đẳng…", ông thơ nói.

một số hình ảnh tại chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ "vấn đề bạo lực trên cơ sở giới trong thời kỳ covid":

Bạo lực trên cơ sở giới trong thời kỳ Covid-19 - Ảnh 9.

Chụp ảnh lưu niệm.

Bạo lực trên cơ sở giới trong thời kỳ Covid-19 - Ảnh 10.

Bạo lực trên cơ sở giới trong thời kỳ Covid-19 - Ảnh 11.

Bạo lực trên cơ sở giới trong thời kỳ Covid-19 - Ảnh 12.

Bạo lực trên cơ sở giới trong thời kỳ Covid-19 - Ảnh 13.

Thanh Hòa

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/bao-luc-tren-co-so-gioi-trong-thoi-ky-covid-19-2020122418423458.htm)

Tin cùng nội dung

  • Bạo lực T*nh d*c đối với phụ nữ là một tệ nạn đã xảy ra trên thực tế ở nhiều địa phương tại nước ta trong suốt thời gian qua
  • Rối loạn tâm thần thời kỳ mang thai và sau sinh là một quá trình biến đổi S*nh l*, sinh hóa phức tạp diễn ra với các mức độ khác nhau làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ và đến sự phát triển thể chất cũng như tâm thần của đứa trẻ khi sinh.
  • Thời kì mang thai là một trong những giai đoạn có ý nghĩa và hạnh phúc nhất của mỗi một người phụ nữ. Khi bào thai phát triển ở trong tử cung, cơ thể người mẹ cũng trải qua những biến đổi về miễn dịch, nội tiết, mạch máu và biến dưỡng.
  • Mang thai và sinh con để duy trì nòi giống là quy luật tất yếu, là thiên chức của người phụ nữ. Hiện tượng S*nh l* này không những đã gây ra một quá trình biến đổi sinh học – nội tiết ở phụ nữ mà còn là nguồn gốc của những sự thay đổi tâm lý dễ kéo theo những rối loạn sức khỏe tâm thần (RLSKTT).
  • Sau khi sinh con cơ thể bạn cần có một thời gian để hồi phục và trở lại bình thường. Thời gian này thường kéo dài khoảng 6 tuần (gọi là thời kỳ hậu sản).
  • Các nhà tâm lý học cho biết, có hai trạng thái bạo lực thể hiện qua hình ảnh trên các phương tiện truyền thông, đó là bạo lực hấp dẫn và bạo lực kinh hoàng.
  • Tình trạng bạo lực học đường thời gian qua có xu hướng gia tăng cả về số vụ việc, mức độ phức tạp và tính chất nguy hiểm.
  • Mới đây, bảo mẫu một trung tâm dạy trẻ tự kỷ không phép ở TP HCM gây xôn xao khi tát, bóp cổ... đánh bé vì không chịu ăn.
  • Bạo lực học đường đang trở thành vấn đề xã hội nguy hiểm, phức tạp và gây bất an trong đời sống nhân dân, trong khi đó các giải pháp để ngăn chặn tình trạng này vẫn chưa đem lại hiệu quả tích cực…
  • Bạo lực với bạn tình hoặc trẻ em là một tội ác. Theo CDC, 1/4 phụ nữ và 1/9 nam giới ở Mỹ là nạn nhân của bạo lực gia đình ít nhất 1 lần trong đời. Lạm dụng có thể xảy không phân biệt tuổi tác, chủng tộc, mức thu nhập hay tôn giáo. Những người bị hại không phải là nguyên nhân của bạo lực. Rượu và các loại Thu*c gây nghiện không trực tiếp gây ra sự lạm dụng mặc dù chúng có thể làm tình hình tệ hơn. Hãy tìm nơi trú ẩn khẩn cấp và tìm người hỗ trợ kịp thời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY