12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Bắt bệnh vì sao bạn cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi vừa ngủ một giấc dài xuyên đêm

Trong hầu hết các trường hợp, một buổi tập đổ mồ hôi vào ban ngày sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm. Nhưng nếu tập thể dục quá gần với thời gian đi ngủ, bạn có thể sẽ khó ngủ hơn

Nếu bạn vừa trải qua một giấc ngủ đủ tám giờ trên giường mà vẫn không thể rũ bỏ cảm giác buồn ngủ vào ngày hôm sau, hãy chú ý đến một số lý do phổ biến nhất có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi sau một đêm nghỉ ngơi.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý một số mẹo để có được giấc ngủ tốt hơn do Carl Bazil, MD, Tiến sĩ, Giám đốc Trung tâm Rối loạn Giấc ngủ của Đại học Columbia chia sẻ.

1. Tập luyện quá sức

Trong hầu hết các trường hợp, một buổi tập đổ mồ hôi vào ban ngày sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm. Nhưng nếu tập thể dục quá gần với thời gian đi ngủ, bạn có thể sẽ khó ngủ hơn, bác sĩ Bazil nói. Đó là bởi vì cơ thể được tăng cường các hoóc môn adrenaline và nó có thể cần thêm thời gian để thư giãn. Giải pháp trong trường hợp này rất đơn giản: hãy tập thể dục sớm hơn trong ngày.

Nếu đã ngủ đủ tám tiếng mà vẫn lê lết, có khả năng bạn đang bị bệnh.

Nhưng nếu đã thay đổi lịch tập vào buổi sáng mà giấc ngủ vẫn không được trọn vẹn vào ban đêm, thì có thể bạn đã hoạt động quá sức. Theo kết quả đánh giá vào tháng 2 năm 2013 trên Tạp chí Vật lý trị liệu Novel, tập luyện quá sức có liên quan đến các vấn đề với tuyến thượng thận và sự mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến mệt mỏi.

Cách khắc phục: Nếu bạn đã tập luyện rất chăm chỉ, hãy thử thay đổi một chút trong lịch trình tập luyện, nghỉ một hoặc hai ngày không đến phòng tập, đảm bảo cho cơ thể đủ thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi. Thay vào đó hãy thử một số bài tập phục hồi nhẹ như đi bộ hoặc yoga.

2. Cơ thể mệt mỏi

Nếu đã ngủ đủ tám tiếng mà vẫn lê lết, có khả năng bạn đang bị bệnh. Khi cơ thể đang mắc một chứng bệnh nào đó, hệ thống miễn dịch cần tập trung tất cả năng lượng để chống lại các tác nhân gây bệnh. Bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ thêm vì cơ thể đang buộc bạn phải ngừng lại, để nó có thể tự phục hồi và chữa lành.

Ngoài mệt mỏi, bạn thường có các triệu chứng khác như sụt sịt hoặc ho khi bạn đang ở giai đoạn đầu của cảm lạnh. Nếu dùng thuốc, chúng cũng có thể gây cho bạn các cơn buồn ngủ. "Hãy nhớ rằng hầu hết các loại thuốc trị cảm lạnh không kê đơn đều có chứa thuốc kháng histamine, đó có thể là một lý do khác khiến bạn vẫn cảm thấy vẫn ngáp ngắn ngáp dài dù vừa trải qua một giấc ngủ trọn vẹn", bác sĩ Bazil nói.

Cách khắc phục: Nếu bạn thực sự bị mệt dưới tác động của thời tiết, hãy dành ra chút thời gian để ngủ trưa và khi bạn tỉnh táo nên tránh hoạt động nặng . Ngoài ra, hãy đảm bảo giữ nước và nuôi dưỡng cơ thể với các thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng.

3. Đồ uống chứa chất kính thích

Đôi khi những gì bạn ăn vào đầu ngày có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. "Rượu là một trong những tội phạm chính ở đây" - Tiến sĩ Bazil nói. "Bạn có thể nghĩ rằng rượu sẽ giúp dễ ngủ hơn, nhưng thực tế giấc ngủ của bạn không hề hiệu quả, và bạn có thể thức dậy trong đêm hoặc thậm chí tỉnh dậy mà không hề hay biết”.

Đồ uống chứa chất kích thích như rượu hay cafe đều ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ, thủ phạm chính khác là caffeine. Nhấm nháp một chút cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo và hoạt động hiệu quả vào ban ngày, nhưng nó cũng góp phần phá hoại giấc ngủ vào ban đêm. Đó là bởi vì caffeine tồn tại trong cơ thể hàng giờ sau khi uống, điều này có thể gây ra vấn đề với việc khó ngủ hay giấc ngủ sâu.

Cách khắc phục: Giảm số lượng và tần suất uống rượu và caffeine, đặc biệt là trong những giờ ngay trước khi đi ngủ.

4. Ngủ quá nhiều

Ngủ quá ít chắc chắn sẽ khiến cơ thể mệt mỏi. Nhưng ngủ quá nhiều cũng có thể khiến bạn cảm thấy uể oải và thờ ơ. Trên thực tế, bất kỳ sự khác biệt nào với thời gian ngủ thông thường đều có thể phá vỡ nhịp sinh học và làm hao mòn năng lượng của cơ thể, theo Harvard Health Publishing.

Cách khắc phục: Lắng nghe cơ thể để biết bạn cần ngủ bao nhiêu giờ là lý tưởng. Một khi bạn tìm thấy mức độ phù hợp cho bản thân, hãy thực hiện điều đó ngay cả vào cuối tuần.

Ngủ quá nhiều cũng khiến bạn cảm thấy uể oải.

5. Làm việc quá căng thẳng

Nếu bộ não của bạn làm việc quá nhiều trong ngày, giấc ngủ về đêm dễ bị ảnh hưởng. Theo Tiến sĩ Bazil, stress là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây gián đoạn giấc ngủ. Một nghiên cứu tiến hành hồi tháng 12 năm 2014 được công bố trên tạp chí Sleep cho thấy, công việc là nguyên nhân chính khiến mọi người cảm thấy nghỉ ngơi không đủ.

Cách khắc phục: Tiến sĩ Bazil khuyến nghị các liệu pháp như thiền định, mường tượng có định hướng và thư giãn để giúp giảm căng thẳng trước khi ngủ.

6. Giấc ngủ bị gián đoạn

Trong thực tế, giấc ngủ bị gián đoạn có tác hại như không ngủ chút nào. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sleep Medicine số tháng 7 năm 2014 cho thấy, cả một đêm yên lặng bị gián đoạn làm tăng nhu cầu ngủ thêm khoảng bốn giờ. Hơn nữa, thức dậy nhiều lần có thể dẫn đến suy giảm khả năng tập trung và tâm trạng tiêu cực vào ngày hôm sau.

Cách khắc phục: Đeo nút tai, sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng và đeo mặt nạ che mắt khi đi ngủ có thể giúp giảm bớt ánh sáng và tiếng ồn làm gián đoạn giấc ngủ, giữ cho giấc ngủ không bị xáo trộn.

Anh Quân

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/bat-benh-vi-sao-ban-cam-thay-met-moi-ngay-ca-khi-vua-ngu-mot-giac-dai-xuyen-dem-29255/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY