Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bất luận trẻ hay già, chỉ cần phụ nữ giữ được 4 vị trí cơ thể này luôn sạch thì chắc chắn sẽ luôn khỏe mạnh, tuổi thọ cao

Việc làm sạch 4 cơ quan này cần phải được duy trì trong một thời gian rất dài và phải được thực hiện đúng cách.

Y học Trung Quốc có câu: Mặc quần áo sạch sẽ khiến mọi người vừa mắt. Nhưng "giữ sạch" bên trong cơ thể sẽ vừa thúc đẩy sức khỏe và đem lại

Phổi là một bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng đó là trao đổi các khí - đem ôxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi, và điôxít cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra, phổi cũng giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu và đồng thời cũng là một nơi lưu trữ máu.

Ô nhiễm không khí, hút Thu*c lá, khói bếp... đều có thể là tác nhân gây hại cho phổi. Một khi cơ quan này suy yếu và bị "bẩn", nó có thể gây ra các bệnh khác nhau, đe dọa cuộc sống và sức khỏe. Chính vì vậy, chúng ta luôn phải chú ý giữ cho phổi được "sạch sẽ".

Cách để phổi luôn "sạch":

Phổi rất thích thực phẩm màu trắng bởi chúng sẽ giúp cho phổi được nuôi dưỡng tốt hơn, đó là:

- Củ cải: Ngọt ngào, giúp giữ ẩm cho phổi, làm giảm ho và đờm.

- Củ sen: Làm ẩm phổi và ho có thể cải thiện nhiệt phổi.

- Hạt dẻ nước: Có thể làm sạch phổi và đờm, giúp giải độc cho phổi, rất có lợi cho sức khỏe của phổi.

- Mộc nhĩ trắng: Có thể nuôi dưỡng phổi và dạ dày, tiếp thêm máu, nuôi dưỡng âm và khí, tăng cường sức khỏe của phổi.

2. Ruột luôn "sạch"

Y học Trung Quốc ví ruột như là "bộ não thứ hai" của cơ thể. Chỉ cần ruột gặp "không sạch" hoặc nhiễm bệnh thì các cơ quan khác cũng không thể khỏe mạnh.

Mỗi độ tuổi trôi qua, chức năng tiêu hóa càng suy giảm, các vi khuẩn có lợi trong ruột cũng dần ít hơn, điều này dẫn đến kết quả đường ruột trở nên "ô uế". Y học Trung Quốc ví ruột như là "bộ não thứ hai" của cơ thể. Chỉ cần ruột "không sạch", thì các cơ quan khác cũng không thể khỏe mạnh. Nhiều chuyên gia cũng chỉ ra rằng 90% các bệnh của cơ thể con người có liên quan đến đường ruột.

Cách để ruột luôn "sạch":

- Uống nhiều nước: Nước là một trong những yếu tố quan trọng để "lọc sạch" cặn bẩn trong ruột. Một cốc nước ấm luôn là lựa chọn tốt nhất cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, uống nước nhiều và đủ cũng góp phần ngăn ngừa sự xuất hiện của ung thư đại trực tràng.

- Ăn sữa chua: Sữa chua lên men chứa nhiều vi khuẩn axit lactic và nhiều vi khuẩn có lợi khác. Những vi khuẩn này sống trong đường tiêu hóa có thể giữ cho đường ruột của chúng ta luôn khỏe mạnh và "sạch sẽ".

- Ăn nhiều rau lá xanh đậm: Các loại rau này rất giàu chất xơ không hòa tan. Trong quá trình tiêu hóa, loại chất xơ này bổ sung số lượng lớn vào phân, đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa của bạn.

3. Mạch máu "sạch"

Y học cổ truyền Trung Quốc cho biết con người và mạch máu có mối liên hệ mật thiết với nhau để tồn tại. Nếu các mạch máu không sạch, nó sẽ đẩy nhanh quá trình "lão hóa", dẫn đến sự suy giảm của các hệ thống và cơ quan khác nhau trên khắp cơ thể.

Khi tuổi tác gia tăng, sự tích tụ "rác" trong các mạch máu gây hình thành cục máu đông, chặn quá trình lưu thông máu và gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não, thậm chí gây đột quỵ. Do đó, trong cuộc sống, chúng ta phải chú ý giữ "sạch" mạch máu.

Cách để mạch máu luôn "sạch":

- Ăn: 5 loại rau trở lên mỗi ngày

Bạn cần ăn ít nhất 5 loại rau mỗi ngày để củng cố mạch máu. Các loại rau có màu sắc khác nhau chứa các chất dinh dưỡng khác nhau và các thành phần khác nhau. Càng ăn nhiều loại rau, bạn càng hấp thụ toàn diện các chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, rau có chứa vitamin C, anthocyanin, chất xơ.... mà cơ thể không thể tự tổng hợp, các dinh dưỡng này có lợi cho việc chống oxy hóa, loại bỏ chất thải và duy trì độ đàn hồi của mạch máu.

- Uống: Trà xanh

Uống trà thường xuyên có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giải độc cho mạch máu và ngăn ngừa cục máu đông.

4. Tử cung luôn "sạch"

Đối với phụ nữ, tử cung là cơ quan vô cùng quan trọng, nó không chỉ quyết định chức năng sinh sản mà còn liên quan đến sức khỏe tổng thể. Nếu tử cung nhiễm "bẩn" có thể gây ra một loạt các căn bệnh nguy hiểm như u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, viêm cổ tử cung...

Ngược lại, nếu phụ nữ biết giữ tử cung "sạch", tỷ lệ mắc các bệnh phụ khoa sẽ giảm dần, đồng thời chất lượng cuộc sống cũng được nâng cao.

Cách để tử cung luôn "sạch":

- Vệ sinh V*ng k*n đều đặn và sạch sẽ: Thay đồ lót và băng vệ sinh thường xuyên.

- Chế độ ăn nên bổ sung nhiều:

Đậu đỏ: Đậu đỏ không chỉ có tác dụng bổ sung vitamin mà còn là thần dược giúp bạn thanh lọc cơ thể. Loại đậu này có thể khử độc cho da và những cơ quan trong cơ thể bao gồm cả tử cung.

Quả bơ: Với phụ nữ quả bơ chính là một loại thực phẩm có thể điều chỉnh sự tiết estrogen làm giảm khả năng phụ nữ mắc viêm phụ khoa và bảo vệ buồng trứng.

Mộc nhĩ: Mộc nhĩ làm việc như một "chất tẩy rửa", khi đi vào cơ thể nó sẽ hấp thụ một phần lớn chất độc, giúp loại bỏ "rác" trong cơ thể, giúp mắt sáng và bảo vệ sức khỏe tử cung.

Theo Aboluowang

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/bat-luan-tre-hay-gia-chi-can-phu-nu-giu-duoc-4-vi-tri-co-the-nay-luon-sach-thi-chac-chan-se-luon-khoe-manh-tuoi-tho-cao-20200522163524789.chn)
Từ khóa:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Hạt mè thường dùng chữa các chứng: tóc bạc sớm, suy nhược sau cơn bệnh, táo bón, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, ung nhọt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
  • “Cái tuổi đuổi xuân đi” là quy luật không ai có thể tránh khỏi. Với người phụ nữ, quá nửa đời vất vả, đến lúc con cái trưởng thành mới được thảnh thơi đôi chút thì lại phải đối mặt với sự lão hóa do tuổi tác.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Tại sao phụ nữ luôn lép vế hơn ở chốn công sở dù đã nỗ lực rất nhiều. Có thể bởi phái đẹp vẫn mắc phải những sai lầm phổ biến sau đây.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
  • Quan tâm chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng trong đời sống hằng ngày có thể giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề khi bạn ngày càng lớn tuổi hơn. Chăm sóc sức khỏe răng miệng đơn giản là chải (đánh) răng, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày và được thăm khám răng miệng định kỳ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY