Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bật mí nguyên nhân và cách xử lý bệnh vảy nến ở chân

Vảy nến ở chân là tình trạng bệnh lý phổ biến, thường có biểu hiện: Xuất hiện các mảng da dày, đỏ và khô, vảy bạc, da bị nứt nẻ, chảy máu, kèm theo ngứa ngáy. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến ở chân là gì và cách chữa bệnh như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở chân

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vảy nến nói chung và bệnh nói riêng chưa được nghiên cứu chính xác. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng, nó được hình thành do sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch và các yếu tố nguy cơ từ môi trường.

Bình thường, hệ miễn dịch có chức năng nhận diện và tiêu diệt các thành phần ngoại lai như vi khuẩn, virus, tế bào già, lỗi, lạ... để bảo vệ cơ thể khỏi mọi tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch suy yếu dẫn đến rối loạn hoạt động nên nhận diện nhầm và tấn công các tế bào lành trong cơ thể (trong trường hợp này là các tế bào biểu bì da). Hậu quả là khiến quá trình ch*t theo chương trình của tế bào bị rối loạn, những tế bào này ch*t đi nhanh chóng, nhưng không kịp bong ra mà tích tụ trên bề mặt và gây nên những đám vảy trắng, tổn thương sưng, đỏ, ngứa ngáy, đôi khi nứt gây chảy máu.

Vảy nến là một bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch suy yếu (ảnh minh hoạ)

Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến ở chân mà bạn nên lưu tâm như: Căng thẳng cảm xúc, chấn thương da, nhiễm trùng, uống rượu, hút Thu*c,...

>>> Xem thêm: Bệnh vảy nến ở chân do nguyên nhân nào gây ra được chuyên gia phân tích TẠI ĐÂY.

>>> Xem thêm: Có cần hạn chế uống rượu bia khi bị vảy nến TẠI ĐÂY.

Cách giảm triệu chứng bệnh vảy nến ở chân hiệu quả

Mục tiêu xử lý bệnh vảy nến, bao gồm cả vảy nến ở chân là giảm các triệu chứng trước mắt như: Giảm viêm, giảm khô, bong tróc, ngứa, đau, và tăng cường hệ miễn dịch, tránh tái phát. Việc áp dụng phương pháp chữa trị nào sẽ phụ thuộc vào mức độ của vảy nến ở chân, cụ thể:

Bệnh vảy nến ở chân nhẹ đến trung bình

Bệnh vảy nến ở chân nhẹ đến trung bình có thể được chữa bằng các phương pháp chữa trị tại chỗ, bao gồm:

- Sử dụng kem dưỡng ẩm làm mềm da để xử lý da khô, ngứa, bong tróc và giúp ngăn ngừa nứt nẻ.

Sử dụng kem dưỡng ẩm giúp làm mềm da khô, bong tróc. (ảnh minh hoạ)

- Sử dụng kem, Thu*c có chứa acid salicylic: Loại kem này giúp thúc đẩy sự bong tróc của vảy, làm giảm các mảng tổn thương dày.

- Kem chống ngứa có chứa các thành phần như long não, tinh dầu bạc hà hoặc benzocaine.

- Corticosteroid tại chỗ: Được sử dụng với một lượng hạn chế để giảm viêm cục bộ và giảm kích thước cũng như số lượng xuất hiện của mảng bám.

Bệnh vảy nến ở chân từ vừa đến nặng

Bệnh vảy nến ở chân từ vừa đến nặng có thể được chỉ định các liệu pháp tích cực nhắm đến mục tiêu giảm viêm theo những cách khác nhau và thường có tác dụng phụ lớn hơn. Chúng có thể bao gồm retinoids tại chỗ hoặc uống; trường hợp mắc kèm viêm khớp vảy nến thì sử dụng Thu*c chống thấp khớp, các loại Thu*c sinh học dạng tiêm.

>>>Xem thêm: Những thực phẩm người bị vảy nến nên tránh xa TẠI ĐÂY.

Thảo Vy

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bat-mi-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-benh-vay-nen-o-chan-n172223.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY