Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Bé 15 tháng mắc tay chân miệng biến chứng nặng

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP. Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bệnh nhi 15 tháng tuổi, cân nặng 9 kg, trú tại thành phố Bạc Liêu mắc tay chân miệng.

Bé 15 tháng mắc tay chân miệng biến chứng nặng - Ảnh 1.

Bệnh nhi phải lọc máu liên tục. Ảnh: BVCC

Khai thác bệnh sử ghi nhận bệnh nhi bị tay chân miệng đã 3 ngày. ngày 1, 2, bệnh nhi sốt cao liên tục, nổi hồng ban mụn nước lòng bàn tay, chân ít. ngày thứ 3, bệnh nhi còn sốt cao, ói, giật mình chới với, lơ mơ.

Người nhà đưa bệnh nhi nhập bệnh viện tỉnh trong tình trạng lơ mơ, tím tái, tay chân lạnh, da nổi bông, được chẩn đoán bệnh tay bệnh miệng độ 4 ngày 3.

Diễn tiến của bệnh nhi nặng, suy hô hấp tuần hoàn, được các bác sĩ xử trí đặt nội khí quản thở máy, chống sốc, dùng Thu*c vận mạch.

Tuy nhiên, bệnh nhi vẫn sốt cao liên tục, khó hạ nhịp tim trên 220 lần/phút mặc dù đã được điều trị hạ sốt tích cực. Các bác sĩ đã hội chẩn khẩn và chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố hỗ trợ lọc máu liên tục.

Tại đây, bệnh nhi được tiếp tục thở máy, dùng Thu*c vận mạch dobutamin, adrenalin, milrinone, truyền gammaglobuline, sau đó được hội chẩn ê kíp tiến hành lọc máu liên tục cho trẻ.

Kết quả sau 2 ngày lọc máu, tình trạng bệnh nhi cải thiện dần, hết sốt, nhịp tim trở về bình thường và được cai máy thở sau đó.

Hiện tại, bệnh nhi vẫn tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện.

Tay chân miệng không còn là bệnh mới, trẻ có thể tự khỏi nếu ở thể nhẹ, tuy nhiên cũng rất dễ dẫn đến biến chứng. Phụ huynh cần vệ sinh tay chân, không chỉ có trẻ mà cả người lớn trong nhà.

Trước khi cho trẻ ăn phải rửa tay, sau khi ăn hay chăm sóc trẻ cũng phải vệ sinh cho trẻ và bản thân. Nếu thấy trẻ nổi các nốt ở tay, chân, miệng, phụ huynh cần theo dõi sát, khi thấy bất thường nên đưa trẻ đi khám để được chỉ định điều trị phù hợp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/be-15-thang-mac-tay-chan-mieng-bien-chung-nang-20210311100251861.chn)
Từ khóa: tay chân miệng

Chủ đề liên quan:

tay chân miệng tay chân miệng

Tin cùng nội dung

  • Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có diễn tiến bệnh khá nhanh, chỉ mới sang ngày thứ hai, thứ ba đã có biến chứng và đi đến Tu vong.
  • Tại TP.HCM đã có 9 trẻ Tu vong do bệnh tay chân miệng, BV Nhi Đồng 1 gửi mẫu ra nước ngoài xét nghiệm nhằm làm rõ về type virus gây bệnh.
  • TP.HCM thêm 2 em bé ch*t do bệnh tay chân miệng, đưa số trẻ Tu vong vì bệnh này từ đầu năm đến nay lên số 9.
  • Từ ngày 13/5, Sở Y TP.HCM tế sẽ phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức 6 đoàn kiểm tra công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh tại các trường mầm non.
  • (Mangyte) - Trong tháng 4, TP.HCM có gần 600 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tiếp tục có thêm 3 trẻ Tu vong.
  • Từ đầu năm đến nay tại TPHCM có 3 trường hợp Tu vong do bệnh tay chân miệng. Bệnh tấn công vào nhiều trường học khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY